CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
251 Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế: Vai trò của chất lượng thể chế / Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 33-42 .- 330

Trình bày vai trò của chất lượng thể chế bao gồm thể chế chính trị (nền dân chủ) và thể chế kinh tế (tự do kinh tế) trong mối quan hệ tham nhũng và tăng trưởng bằng cách đưa vào mô hình biến tương tác giữa tham nhũng và chất lượng thể chế. Để đánh giá hệ số hồi quy các biến trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) và phương pháp GMM sai phân dành cho dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy tham nhũng gây cản trở cho tăng trưởng.

252 Kinh tế Nghệ An 2015: Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Hoài Nam // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 86-93 .- 330

Đánh giá tổng quan kinh tế Nghệ An năm 2015 trên các phương diện: tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình thu ngân sách và xuất nhập khẩu, vấn đề thu hút đầu tư... Trên cơ sở phân tích nội tại nền kinh tế của Tỉnh năm 2015, bài viết đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế Nghệ An thời gian tới, để trong năm 2016 tăng trưởng GDP có thể đạt 9,0%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 25% - 33% - 42%), tổng vốn đầu tư xã hội đạt 52 nghìn tỷ đồng (tăng 26,83% so với năm 2015). Từ đó góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa Nghệ An thành tỉnh khá ở khu vực phía Bắc.

253 Tác động phi tuyến của giá dầu đến tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách / Nguyễn Thị Ngọc Trang, Đinh Thị Thu Hồng // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 06 tháng 6 .- Tr. 23-44. .- 330

Xác định ngưỡng giá dầu trong khi phân tích tác động của giá dầu đến các biến số kinh tế vĩ mô VN, bao gồm: Lạm phát, tăng trưởng, thâm hụt ngân sách, và thất nghiệp, trong giai đoạn 2000–2015. Ứng dụng mô hình TVAR, từ đó tìm ra mức ngưỡng giá dầu là 26,7USD/thùng.

254 Mối liên hệ giữa tinh thần kinh doanh và tăng trưởng kinh tế / ThS. Nguyễn Thị Hương Giang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2016 .- Số 11(452) tháng 6 .- Tr. 26-30 .- 330

Trình bày định nghĩa “ tinh thần kinh doanh” và mối lien hệ với tăng trưởng kinh tế; Mô hình và kết quả thực nghiệm.

255 Thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014 / Phạm Sỹ An // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 6 (457) tháng 6 .- Tr. 13-21. .- 338.9

Phân tích các nội dung: 1. Nêu lên khung khổ sử dụng để phân tích; 2. Phân tích kết quả từ sử dụng khung khổ hạch toán tăng trưởng; 3. Đưa ra một số gợi ý chính sách từ các kết quả phân tích của các phần trước.

256 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Phần lan dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Chấu ÂU (2009-2016) / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 6 (457) tháng 6 .- Tr. 73-77. .- 338.927

Bài viết luận giải cuộc khủng hoảng nợ công Châu ÂU năm 2009 đã tác động như thế nào đến mô hình tăng trưởng kinh tế của Phân Lan; nước này đã và sẽ phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế như thế nào.

257 Mối quan hệ giữa tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Linh // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 227 tháng 5 .- Tr. 11-19 .- 658

Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn từ năm 1990-2014, có tính đến tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ARDL bound test được phát triển bởi Pesaran & cộng sự (2001) để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến; sử dụng kiểm định nhân quả Granger để biết được chiều hướng tác động giữa các biến và đề xuất một vài khuyến nghị nhằm làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ổn định và bền vững.

258 Xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh cho Việt Nam / TS. Trần Quang Phú // Tài chính .- 2016 .- Số 630 tháng 4 .- Tr. 52-54 .- 330.01

Thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh tại Việt Nam và giải pháp tiếp cận chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh ở Việt Nam.

259 Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ / Nguyễn Đức Trung // Kinh tế và phát triển .- 2016 .- Số 226 tháng 4 .- Tr. 2-7. .- 338.9

Nghiên cứu này tập trung dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2016 dựa trên mô hình VECM, các yếu tố đầu vào được lượng hóa bằng cách xem xét, cân đối các tác động đối với nền kinh tế như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các hiệp định tự do thương mại (FTA), bội chi ngân sách nhà nước, lộ trình tăng lãi suất của FED và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng GDP 2016 dự kiến vẫn cao hơn 2015 nhờ công nghiệp chế biến – chế tạo tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, bất chấp sự sụt giảm trong tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản.

260 Năng suất lao động của Việt nam từ sau đổi mới: Những nút thắt ràng buộc tăng trưởng / Lê Văn Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 4(455) tháng 4 .- Tr. 3-13. .- 330

Bài viết nêu lên thực trạng năng suất lao động của Việt nam từ sau đổi mới, những nút thắt hạn chế và nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng năng suất lao động; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tạo sự bứt phá về năng suất lao động trong thời gian tới.