CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
181 Bằng chứng thực nghiệm tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế / Phạm Đình Long, Lê Văn Thành, Phạm Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 10(485) .- Tr. 30-38 .- 330

Đánh giá tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế và các kênh truyền dẫn mà thông qua đó niềm tin xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết khuyến nghị các giải pháp phát huy vai trò của niềm tin xã hội đối với tăng trưởng kinh tế. Số liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Chương trình khảo sát các giá trị thế giới - WVS, cơ sở dữ liệu WDI, WGI của Ngân hàng Thế giới và được tổng hợp lại dưới dạng trung bình của mỗi giai đoạn 5 năm, với 5 giai đoạn: 1990-1994, 1995-1999, 2000-2004, 2005-2009, 2010-2014.

182 Nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế cấp độ tỉnh-thành phố tại Việt Nam / Phan Thị Bích Nguyệt, Trần Thị Hải Lý, Lương Thị Thảo // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 8 tháng 8 .- Tr. 5-17 .- 330

Bài viết này phân tích vai trò của nguồn vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, với cấp độ nghiên cứu là các tỉnh/thành phố trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Chúng tôi tìm thấy giáo dục cơ bản đang là yếu tố chiếm ưu thế trong tăng trưởng kinh tế trong khi vai trò của đào tạo cao cấp vẫn chưa rõ nét. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy chi tiêu cho giáo dục chưa hiệu quả để kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao cũng như tăng hiệu quả đầu tư cho giáo dục trong những năm tới.

184 Cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP: nhìn từ một số nền kinh tế thành viên APEC / TS. Vũ Nhữ Thăng, ThS. Nguyễn Đăng Khoa // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 24-26 .- 330

Trình bày nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng trong các nền kinh tế APEC, cơ chế chia sê rủi ro trong các dự án PPP, một số gợi ý cho Việt Nam.

185 Hiệp định CPTPP và những cơ hội, thách thức với Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Việt Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 51-54 .- 658

Phân tích, tổng hợp những cơ hội và thách thức của Hiệp định đặt ra đối với Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và đề xuất những khuyến nghị để thích ứng, cạnh tranh thành công trong môi trường mới …

186 Kinh nghiệm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dài hạn ở EU / Lê Văn Thu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 517 tháng 5 .- Tr. 107-108,110 .- 332.63

Vai trò của đầu tư công; các chính sách và sáng kiến của EU; Thảo luận về SGP và đầu tư công; Kế hoạch đầu tư cho Châu Âu; Lợi ích của một số dự án do EU tài trợ.

187 Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nay / Đặng Thành Chung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- sỐ 518 THÁNG 6 .- Tr. 16-18 .- 330

Những khiếm khuyết của mô hình tăng trưởng kinh tế VN dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Vài suy nghĩ về triển vọng mô hình tăng trưởng kinh tế VN trong thời gian tới.

188 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam : Nghiên cứu giai đoạn 2001-2017 / Bùi Thị Điệp, Mai Bình Dương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 680 tháng 5 .- Tr. 39-41 .- 330

Trình bày các nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu; Hàm phản ứng và kết luận.

189 Kiểm chứng tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên mô hình ARDL / Phạm Thị Hoàng Anh, Phạm Đức Anh // Nghiên cứu Kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(2) tháng 2 .- Tr. 24-39 .- 330

Nghiên cứu thực hiện kiểm chứng tác động của dòng kiều hối tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng mô hình ARDL cho chuỗi dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1996–2016, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U ngược trong dài hạn giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể, dòng kiều hối chảy vào ở một ngưỡng nhất định có thể kích thích tăng trưởng thông qua tăng cường vốn đầu tư và nhân lực, mở rộng hoạt động trung gian tài chính và thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu dòng kiều hối chảy vào vượt qua điểm ngưỡng đó, tác động trên sẽ chuyển hướng tiêu cực do có thể gây ra tâm lý ỷ lại và những hệ lụy của "căn bệnh Hà Lan". Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về vai trò xúc tác của phát triển tài chính trong mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

190 Xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước / Nguyễn Hồng Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 7 (285) .- Tr. 11 – 13 .- 363.7

Nêu con đường phát triển nhanh và bền vững, thách thức và thời cơ cho các doanh nghiệp và ba nhiệm vụ của chiến lược tăng trưởng xanh.