CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
171 Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế / Phạm Thị Anh Thư // Ngân hàng .- 2019 .- Số 10 tháng 5 .- Tr. 31-37 .- 332.6409597
Trình bày mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế; Thị trường chứng khoán VN sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và những đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế; Kết luận và hàm ý chính sách nhằm phát triển TTCK qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
172 Đánh giá tác động của nợ công đến lạm phát ở Việt Nam / Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Trung Kiên // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Tr. 11-20 .- 336.007 6
Bài viết tìm hiểu tác động của nợ công đến lạm phát của Việt Nam bằng phương pháp sử dụng mô hình kiểm định tính đồng liên kết và mô hình ARDL là sự kết hợp giữa mô hình tự hồi quy vecto (VAR) và mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS) với dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2001 - 2017. Kết quả phân tích cho thấy (1) mức tăng nợ công trễ 1 năm có tác động tới mức tăng của lạm phát. (2) lạm phát có mối tương quan ngược chiều với nợ công và cụ thể làm bào mòn giá trị thực của nợ công trong giai đoạn nghiên cứu.(3) Việt Nam nên thận trọng với các khoản nợ, việc vay nợ cần phải có mục tiêu và chiến lược rõ rang, phải tính đến khả năng thu hồi vốn để chi trả nợ
173 Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam / Phạm Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 262 tháng 4 .- Tr. 2-10 .- 330
Bài viết này nhằm tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế và phân tích thực nghiệm mối quan hệ này sử dụng dữ liệu cấp tỉnh/thành phố ở Việt Nam trong gần một thập kỷ gần đây. Dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển có tính đến vai trò của các loại chi tiêu chính phủ khác nhau, phân tích thực nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng có tồn tại sự hội tụ về thu nhập giữa các tỉnh. Ngoài ra, vốn con người, FDI và sự chuyển dịch theo hướng thu hẹp khu vực nông nghiệp có vai trò tích cực của đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng tích cực nào của chi tiêu chính phủ, bất kể đầu tư hay tiêu dùng, trong mọi lĩnh vực, đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này gợi ý rằng, việc thu hẹp bộ máy hành chính và rút lui khỏi các hoạt động kinh tế của nhà nước sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
174 Bàn thêm về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam và một số hàm ý chính sách / ThS. Trần Huy Tùng // Ngân hàng .- 2019 .- Số 7 tháng 7 .- Tr. 2-7 .- 332.459 7
Trình bày cơ sở lý luận của tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu.
175 Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thái Hưng, Nguyễn Quỳnh Thơ // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 8 (521) .- Tr. 30-35 .- 330
Tập trung làm rõ mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bẳng của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng.
176 Thay đổi công nghệ, bắt kịp công nghệ, tăng trưởng vốn góp cho tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 / Nguyễn Viết Thành, Lê Văn Đạo, Phí Mạnh Hồng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 1(488) .- Tr. 3-16 .- 330
Đánh giá hiệu quả năng suất lao động trên cả nước giai đoạn 2011-2015. Phân tách nawg suất lao động của Việt Nam theo 3 cấu phần: đề xuất, khuyến nghị chính sách cho tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế bền vững.
177 Độ mở thương mại, phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển / Phạm Thị Hồng Vân // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- SỐ 260 .- Tr. 48-58 .- 332.64
Sử dụng phương pháp S-GMM sai phân hai bước trên mô hình bảng động của 36 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2002-2017, nghiên cứu phát hiện ra tác động điều tiết của phát triển thị trường chứng khoán đến mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Trong khi độ mở thương mại và phát triển thị trường chứng khoán tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì tương tác giữa độ mở thương mại và phát triển thị trường chứng khoán làm giảm tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển hoạt động chưa hiệu quả làm tác động tiêu cực đến tăng trưởng qua mối quan hệ với thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả chính phủ, chất lượng luật pháp tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, còn lạm phát tác động không rõ ràng đến tăng trưởng. Nghiên cứu này đã chỉ ra những cảnh báo cũng như đề xuất một vài chính sách hữu ích cho các quốc gia đang phát triển.
178 Tăng trưởng kinh tế và thay đổi về tầm vóc của trẻ em Việt Nam / Phạm Minh Thái, Vũ Thị Vân Ngọc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 530 tháng 12 .- Tr. 16-18 .- 330
Tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng chiều cao của trẻ em Việt Nam nói riêng và con người VN nói chung tới những thành tựu tăng trưởng kiih tế và giảm nghèo trong giai đoạn vừa qua.
179 Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 / Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 259 tháng 1 .- .- 330
Năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08%, cao nhất trong vòng hơn một thập niên vừa qua, đồng thời chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện. Những động lực đóng góp chính vào tăng trưởng, về phía sản xuất là khu vực FDI với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, về phía chi tiêu là tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Tuy nhiên, cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục gặp nhiều khó khăn và rào cản phát triển. Lạm phát và tỷ giá mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh dự kiến, nhưng đã đương đầu nhiều sức ép, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa đang bị thu hẹp. Trong năm 2019 và những năm sắp tới, Chính phủ cần kiên định để có những đột phá trong cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất cho khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ của nền kinh tế đối với những biến động bất ổn từ thế giới.
180 Nghiên cứu đóng góp của các thành phần kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Phạm Quang Tín // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 10(4850 .- Tr. 11-22 .- 330
Bài viết cho thẩy mức độ đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước vào tăng trưởng kinh tế Việt Nma chưa xứng tầm với mức độ ưu đãi nguồn lực sản xuất, tình trạng lấn át đầu tư và hiệu quả đầu tư thâos ở thành phần kinh tế nhà nước so với các thành phần kinh tế khác ở Việt Nam.