CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
191 Một số vấn đề về quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam / TS. Nguyễn Phi Sơn, ThS. Nguyễn Thu Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 679 tháng 04 .- Tr. 10-13 .- 330
Trình bày cách đổi mới hành lang pháp lý trong quản lý nợ công; Thực trạng nợ công của Việt Nam; Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.
192 Mô hình tăng trưởng kinh tế vùng : nghiên cứu so sánh giữa Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Bùi Quang Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 477 tháng 4 .- Tr. 68-76 .- 330
Phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nguyên, xem xét sự khác biệt với tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó chỉ ra những vấn đề của mô hình tăng trưởng kinh tế tây Nguyên; đồng thời, đưa ra các kiến nghị giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở đây.
193 Đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình VECM / Nguyễn Xuân Trường // Ngân hàng .- 2018 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 9-16 .- 330
Phân tích thực nghiệm tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế VN bằng mô hình VECM để khảo sát tác động trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ trong việc hạch định chiến lược sử dụng nợ nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn cho VN trong tương lai.
194 Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng / TS. Vương Phương Hoa // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 671 tháng 12 .- Tr. 18-20 .- 330
Phân tích những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong vấn đề liên kết vùng, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần tìm lời giải cho vấn đề này.
195 Giải pháp điều hành lãi với mục tiêu tăng trưởng kinh tế / TS. Cao Việt Hiếu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 671 tháng 12 .- Tr. 21-24 .- 330
Trình bày quá trình điều hành lãi suất của Việt Nam sau giai đoạn 2007-2008 và giải pháp điều hành lãi suất trong thời gian tới.
196 Đầu tư tạo tác nhân nội sinh cho tăng trưởng kinh tế bền vững / PGS.TS. Đỗ Văn Đức // Ngân hàng .- 2018 .- Số 5 tháng 3 .- Tr. 6-9 .- 330.124
Đề cập đến một trong những vấn đề được quan tâm của nền kinh tế hiện nay là việc chuyển nền kinh tế từ mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn lao động rẻ và tăng qui mô vốn đầu tư sang mô hình tăng trưởng bền vững, luận giải tính cấp thiết của tăng trưởng bền vững đối với nền kinh tế nước ta hiện nay và chỉ ra vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng bền vững.
197 Tác động kinh tế của chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển: Vai trò của cán cân ngân sách / Nguyễn Trung Kiên // Nghiên cứu Kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 28 tháng 12 .- Tr. 61-76 .- 330
Bài viết phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, trong đó, vai trò của cán cân ngân sách được xem xét. Với dữ liệu nghiên cứu là 66 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998–2016, kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Phát hiện đáng quan tâm từ nghiên cứu là trạng thái của cán cân ngân sách có vai trò quan trọng trong việc hiệu chỉnh tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra thâm hụt ngân sách sẽ làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.
198 Đánh giá chất lượng tăng trưởng dưới góc độ sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất / Hồ Sỹ Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 476 tháng 1 .- Tr. 17-26 .- 330.124
Khái niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế; Khung phân tích và chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng; Chất lượng tăng trưởng Việt nam thông qua một số tiêu chí; Một số giải pháp chủ yếu có tính chất khuyến nghị đề nghị để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
199 Mối quan hệ giữa tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc, Vương Đức Hoàng Quân // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 248 tháng 2 .- Tr. 12-22 .- 330
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1980-2014. Bài viết ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để kiểm tra đồng liên kết giữa các biến và phân tích quan hệ nhân quả Granger theo phương pháp của Toda & Yamamoto. Kết quả kiểm định cho thấy có đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, đồng thời phân tích nhân quả Granger tìm thấy tác động một chiều của tiêu thụ điện tác động đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tìm thấy bằng chứng thống kê là tiêu thụ điện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả này gợi ý cho các cơ quan quản lý cần có chiến lược đầu tư cho lĩnh vực điện và phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.
200 "Tăng trưởng kinh tế trong trung hạn : thực trạng và yêu cầu đặt ra / ThS. Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Nhân Thiên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 674 tháng 2 .- Tr. 30-33 .- 330
Phân tích diễn biến tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, bài viết nêu lên một số định hướng nhằm cải thiện tiềm năng tăng trưởng của Việt nam trong trung và dài hạn.