CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
161 Quan hệ giữa tín dụng và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính : vấn đề rút ra từ những nghiên cứu quốc tế nổi bật / Nguyễn Thị Hòa // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 17(530) .- Tr. 19-23 .- 332.1
Bài viết điểm lại một số nghiên cứu quốc tế điển hình về mối quan hệ giữa hai biến số này, từ đó rút ra một số kết luận đáng chú ý trong quan hệ giữa tín dụng và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính.
162 Tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế : một nghiên cứu tổng quan / Phan Văn Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 547 .- Tr. 108-110 .- 330
Trình bày một số vấn đề lý luận về vốn nhân lực, tổng quan các nhân tố tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế; Kết luận.
163 Chi tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế - Phân tích từ dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam / Đặng Anh Tuấn, Lê Việt An, Trịnh Thị Thúy Hồng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 265 .- Tr. 14-23 .- 330
Những năm vừa qua, hoạt động chi ngân sách ở Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc khác nhau, từ thắt lưng buộc bụng trong giai đoạn suy thoái kinh tế đến việc nới lỏng chi tiêu ở thời gian sau này. Nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách đã thể hiện qua sự phục hồi của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Bài báo này được thực hiện nhằm chứng minh mối quan hệ giữa 2 nhân tố trên trong giai đoạn 2006-2016. Dữ liệu bảng được thu thập từ 63 tỉnh thành trên cả nước và được phân tích bằng mô hình Generalized Method of Moments (GMM). Kết quả cho thấy tồn tại ngoại tác tích cực từ chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, một số nhân tố vĩ mô khác như mức tăng trưởng kinh tế năm trước, lạm phát, lao động và đầu tư tư nhân được xác định có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế.
164 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tín dụng tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Trương Quốc Cường, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Minh Phương // Ngân hàng .- 2019 .- Số 17 .- Tr. 2-9 .- 330
Trình bày thực trạng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam.
165 Giải pháp cho phát triển khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh / Trịnh Tuấn Sinh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 19-21 .- 330
Trình bày nhu cầu của phát triển khu công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh; vấn đề đặt ra đối với thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Thanh Hóa; giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển KCN ở tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh.
166 Ổn định vĩ mô nhằm đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Đào Bùi Kiên Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 22-24 .- 330
Xây dựng nền tảng cho tăng trưởng dài hạn và đưa ra một số khuyến nghị chính sách.
167 Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu / Dương Thị Bình Minh, Lê Thị Mai // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 26-48 .- 330
Đánh giá tác động của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế cho một mẫu gồm 25 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu trong giai đoạn từ năm 2004 - 2016. Đồng thời, các tác giả cũng phân chia các quốc gia thành ba nhóm chính nhằm xem xét trình độ phát triển quốc gia (đại diện bởi thu nhập bình quân đầu người) có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng mô hình Pooled OLS, Fix Effects (FEM), Random Effects (REM), bài viết tập trung nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu. Từ đó, xác định yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ một chiều từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ này mạnh mẽ hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp trong khu vực. Bên cạnh đó, kết quả còn chỉ ra trong khi tỷ lệ tiết kiệm trên GDP cho thấy tác động dương tới tăng trưởng kinh tế thì ngược lại, các yếu tố đại diện cho phát triển tài chính là cung tiền, tín dụng nội địa cung cấp bởi hệ thống ngân hàng và tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư lại có tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế.
168 Đóng góp của các ngành công nghiệp vào tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam / Nguyễn Thị Đông // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 107 - 116 .- 330
Trình bày nội dung: 1. Vai trò của ngành công nghiệp trong quá trình tăng trưởng kinh tế; 2. Đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng năng suất tổng thể thời gian qua và 3. Một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng năng suất lao động xã hội.
169 Tác động của đầu tư công đến thu hút đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Thùy Liên // .- 2018 .- Số 60 (3) .- Tr. 37 - 49 .- 330
Nghiên cứu trình bày: 1. Giới thiệu; 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước; 3. Mô tả quan hệ giữa đầu tư công với đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; 4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu và 5. Kết quả nghiên cứu.
170 Bất bình đẳng thu nhập theo giới tính và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam / // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 43-55 .- 330
Nghiên cứu về, bất bình đẳng thu nhập theo giới tính được đo lường bởi hai chỉ số khác nhau: (i) Chỉ số Gini; và (ii) Chỉ số Theil.