CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
141 Cải cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế / Phạm Đình Thi // .- 2020 .- Số 720 + 721 .- Tr. 46 - 51 .- 332.024
Đi liền với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước, trong đó có chính sách thuế giữ vai trò chủ đạo, đã được cải cách hoàn thiện để phù hợp với thể chế kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong xu thế vận động mới của thế giới, cùng với những thách thức nội tại, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là phải thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cho phù hợp. Theo đó, cũng đòi hỏi hệ thống chính sách thuế phải được tiếp tục hoàn thiện để vừa tạo động lực thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, vừa phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.
142 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân của thành phố Hà Nội / Nguyễn Thạc Hoát, Nguyễn Thị Đông // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 22-24 .- 658
Sau 30 năm thu hút và quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt từ ngày sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội đến nay, hoạt động thu hút và quản lý nhà nước đối với FDI không ngừng được đổi mới và hoàn thiện đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên tác động FDI tới GDP nhỏ hơn so với đầu tư tư nhân và đâu tư công tác. Tác động của GDP tới tăng trưởng kinh tế chỉ tăng ở năm thứ nhất và bắt đầu giảm ở các năm sau đó. Do đó cần phải có chính sách quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vộn FDI và xem xét chính sách ưu đãi đối với FDI phù hợp hơn.
143 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Phạm Thị Hồng Khoa, Dương Thị Kim Huệ, Nguyễn Hồng Vân, Lê Tâm Thanh, Phan Thị Thanh Hòa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 715 .- Tr. 10-13 .- 332.1
Sử dụng mô hình SLM để kiểm định tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn; sử dụng kiểm định SLM để xem xét có tồn tại mối quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, phát triển tài chính có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế; về dài hạn, có tồn tại mối quan hệ không đơn điệu giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
144 Tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 20-28 .- 332.1
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định tác động của phát triển tài chính và quy mô khu vực kinh tế ngầm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991-2015. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) của Pesaran & cộng sự (2001). Kết quả kiểm định đường bao cho thấy giữa các biến có tồn tại hiện tượng đồng liên kết trong dài hạn. Nghiên cứu tìm được bằng chứng thống kê để kết luận phát triển tài chính có tác động thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, còn quy mô khu vực kinh tế ngầm có tác động lấn át đến khu vực kinh tế chính thức. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm để các cơ quan quản lý cân nhắc khi lựa chọn chính sách tiền tệ và quản lý khu vực kinh tế ngầm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai.
145 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam và giải pháp ứng phó / Trần Thọ Đạt // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 14-22 .- 658
ại dịch Covid-19 mặc dù ban đầu là khủng hoảng y tế nhưng tác động đến kinh tế là rất nghiêm trọng và đang có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng toàn cầu theo cách chưa có tiền lệ. Tại Việt Nam, tác động của Covid-19 là rất lớn, thể hiện ở các số liệu thống kê quý I/2020 ở mức xấu nhất trong nhiều năm vừa qua. Các chính sách ứng phó của Chính phủ hiện nay được cho là phù hợp và đúng hướng, tuy nhiên đang đối diện với nhiều ràng buộc chính sách. Các kịch bản dự báo kinh tế năm 2020 đều cho thấy tăng trưởng Việt Nam sẽ ở mức rất thấp, trước khi hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021.
146 Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam / Diệp Gia Luật, Nguyễn Đào Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 5-20 .- 658
Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam, từ 2005 - 2016. Dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương, sử dụng phương pháp kiểm định FGLS để giải quyết mục tiêu đề ra. Nội dung nghiên cứu xác định tác động phân cấp chi hay trong thu có đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy, phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trưởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh tiến trình phân cấp tài khóa để duy trì tác động tích cực tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
147 Phân tích tác động không gian của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam = An Analysis of the Spatial Impact of Tourism on Vietnam’s Economic Growth / Nguyễn Viết Thái, Bùi Thị Thanh // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 137+138 .- Tr. 3-9 .- 910
Dựa trên việc nghiên cứu đặc điểm không gian của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, nhóm tác giả xây dựng mô hình dữ liệu bảng không gian để phân tích tác động không gian của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch Việt Nam có tính hội tụ và tồn tại mối quan hệ dương về mặt không gian, các tỉnh thành có ngành du lịch phát triển cao tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam. Ngoài ra, dựa vào kết quả hồi quy không gian có thể thấy sự phát triển du lịch khu vực ít ảnh hưởng đến mức độ phát triển du lịch của các khu vực lân cận, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế địa phương là rất lớn.
148 Tác động của FDI tới kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội / Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Hải Đăng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 496 .- Tr. 61-70 .- 658
Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh té, xã hội của Hà Nội ( giai đoạn 2000-2018) bằng phương pháp tính hệ số tương quan hạng Spearman, kết quả cho thấy: hệ số tương quan nhỏ ở cả các tác động cùng chiều và ngược chiều, tác động của FDI đến các biến số đại diện cho phát triển kinh tế - xã hội không thực sự rõ nét, qua đó đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI của Hà Nội.
149 Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển / Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Thanh Trọng, Huỳnh Ngọc Chương // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 496 .- Tr. 85-95 .- 658
Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thời kỳ 1990-2017. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: các nhân tố về vốn FDI, hội nhập quốc tế, những thay đổi tích cực trong cải cách thể chế đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của các nước trong thời kỳ 1990-2017; yếu tố vay nợ ODA, bất ổn vĩ mô có tác động tiêu cực đến tăng trưởng ở các nền kinh tế thành công. Bài viết cũng đưa ra một số kết luận và hàm ý đối với nền kinh tế Việt Nam trong phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
150 Tác động dài hạn của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới: Cách tiếp cận dữ liệu bảng / Võ Hồng Đức, Nguyễn Công Thắng, Võ Thế Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 5-23 .- 330
Quan hệ bất bình đẳng thu nhập-tăng trưởng kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả. Tuy nhiên, một kết quả thống nhất vẫn chưa được chia sẻ giữa những nhà nghiên cứu, trên cả phương diện nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm do mô hình hồi quy, phương pháp ước lượng và các yếu tố khác. Tranh luận được xoay quanh phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập cùng với ước lượng quan hệ dài hạn. Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu này phân tích mối quan hệ dài hạn giữa hai biến quan tâm dựa trên bộ dữ liệu bất bình đẳng thu nhập mới nhất của Solt (2016) cùng với kỹ thuật đồng liên kết dữ liệu bảng không cân đối. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập kìm hãm sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, trong khi nó gắn liền với gia tăng thu nhập bình quân đầu người ở nhóm quốc gia thu nhập cao. Kết luận này ngụ ý những đóng góp quan trọng trong chính sách ở các quốc gia liên quan.