CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
121 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế : phân tích từ các cơ chế truyền dẫn / Lê Thanh Hà, Nguyễn Minh Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 208 .- Tr. 49-53 .- 330

Một số vấn đề lý luận về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế; tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế - phân tích một số khung lý thuyết.

122 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 2-11 .- 332.63

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019. Kết quả ước lượng thực nghiệm từ các mô hình VAR và ARDL – ECM cho thấy những bằng chứng thống kê về tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tuân theo một mối quan hệ phi tuyến. FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng ngay ở thời kỳ hiện tại nhưng có xu hướng tiêu cực ở thời kỳ kế tiếp trước khi phục hồi lại trạng thái tích cực. Xu hướng phi tuyến này cũng đúng cho sự ảnh hưởng của FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm từ các mô hình định lượng cũng cho thấy sự ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam.

123 Chất lượng thể chế quản trị địa phương và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam / Đỗ Tuyết Nhung, Lê Quang Cảnh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 2-12 .- 658

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy chiều hướng tác động khác nhau giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương, điều này có thể xuất phát từ thước đo chất lượng thể chế quản trị hoặc phương pháp kiểm định. Nghiên cứu này sử dụng các chỉ số thể chế quản trị cấp tỉnh được xây dựng từ hai bộ dữ liệu PAPI và PCI trong nghiên cứu của Đỗ Tuyết Nhung & Lê Quang Cảnh (2020) để tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó ước lượng tác động của thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa hai biến số tồn tại mối quan hệ nhân quả, và khi được kiểm soát tính nội sinh thì thể chế quản trị có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả này ủng hộ các gợi ý chính sách cải thiện chất lượng thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh Việt Nam.

124 Ứng dụng mô hình VECM nghiên cứu ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Ninh Thị Thu Thủy, Trần Khánh Linh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 49-58 .- 658

Già hóa dân số đang trở thành một hiện tượng toàn cầu, mang lại nhiều thách thức về kinh tế - xã hội cho các quốc gia. Việt Nam cũng đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng của nhóm dân số cao tuổi. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và dữ liệu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 đến năm 2016 để nghiên cứu ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể ứng phó với hiện tượng già hóa dân số một cách hiệu quả nhất như: gia tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người già và phụ nữ; cải thiện nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, đi kèm với các nỗ lực phát triển về y tế và an sinh xã hội cho người già.

125 Tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam : Đối xứng hay bất đối xứng? / Bùi Hoàng Ngọc // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 45-60 .- 330

Chất lượng môi trường sống thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định khả năng tồn tại tác động bất đối xứng của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 19712017. Ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (Non-linear Autoregressive Distributed Lag  NARDL) do Shin và cộng sự (2014) đề xuất, nghiên cứu tìm được bằng chứng thống kê để kết luận tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam là tác động đối xứng trong ngắn hạn, nhưng bất đối xứng trong dài hạn. Phát hiện mới này đóng góp nhất định về mặt học thuật, nhưng quan trọng hơn, là giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm bằng chứng thực nghiệm để hoạch định chính sách.

126 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó của ngành ngân hàng / Phạm Phương Anh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 16 .- Tr. 8-12 .- 330

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 và những tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam; các giải pháp ứng phó với Covid-19 của ngành ngân hàng trong ngắn hạn; đề xuất một số giải pháp ứng phó của ngành ngân hàng trong tình hình mới.

127 Phát huy tác động của hệ thống logistics đối với tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Nguyễn Quang Hồng // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 19-21 .- 650.01

Bài viết phân tích tác động của hệ thống logistics đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Những hạn chế và giải pháp phát triển hệ thống nhằm phát huy ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

128 Mô hình phát triển kinh tế của Ethiopia / Nguyễn Bình Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 11(183) .- Tr. 3-12 .- 330

Tìm hiểu nguyên nhân của “sự thần kỳ kinh tế” Ethiopia ở mô hình phát triển mà quốc Châu Phi này theo đuổi từ khi Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia nắm quyền từ giữa năm 1001 cho tới nay.

129 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Hoài Thương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.123 -125 .- 330

Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2017 để tính hệ số sử dụng lao động (ILOR) của Việt Nam và 13 nước bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng 10 nước ASEAN theo phương pháp tính trực tiếp. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động Việt Nam rất thấp, chỉ xếp trên Campuchia nhưng thấp hơn Lào và bằng 1/104 hiệu quả sử dụng lao động của Mỹ, bằng 1./48 của Sigapore. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hiệu quả sử dụng lao động của từng ngành trong nền kinh tế của Việt Nam, tác giả tính hệ số ILOR cho từng ngành và kết quả chỉ ra rằng ngành "Hoạt động hành chính và hỗ trợ dịch vụ" và ngành "dịch vụ ăn uống và lưu trú" có chỉ số ILOR lớn nhất (tương ứng 30,74 và 23,96) - hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, trong khi đó ngành có hệ số ILOR nhỏ nhất là "Sản xuất và phân phối điện, nước và khí đốt" và ngành "Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm" (tương ứng 0,43 và 2,06). Qua kết quả tính toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Việt Nam.

130 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019 / Phan Hà Lê // .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 84-86 .- 658

Tác giả xem xét thực trạng tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn 2005-2019 và áp dụng mô hình VECM với chuỗi dữ liệu được thu thập thưo quý trong giai đoạn này. Tác giả sẽ tiến hành kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả Granger, phân tích hàm phản ứng và phân rã phương sai, qua đó đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam