CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
111 Thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế : nghiên cứu thị trường Đông Nam Á / Phan Thị Lan Phương // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 59-65 .- 658
Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 20 năm từ 2000 – 2019. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, FGLS đối với dữ liệu bảng. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhập khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi xuất khẩu lại cho tác động ngược chiều. Điều này chứng tỏ, không phải quốc gia nào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng mang lại tăng trưởng cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý cho chính sách ngoại thương tại các quốc gia này.
112 Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Ngô Thanh Phong // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 580 .- Tr. 40 - 42 .- 658
Bài viết sử dụng phương pháp thống kế mô tả để diễn đạt mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI với các kết quả của tăng trưởng kinh tế nhằm đánh giá những tác động nổi bật đồng thời đề xuất những khuyến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.
113 Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 / Bùi Văn Huyền, Đỗ Tất Cường // Tài chính .- 2021 .- Số 744 + 745 .- Tr. 22 - 26 .- 330
Bài viết đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn để nền kinh tế Việt Nam duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.
114 Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 / Phạm Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 2-9 .- 330
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế lan rộng toàn cầu, Việt Nam là một trong vài điểm sáng hiếm hoi khi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% trong năm 2020. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ đầu tư công và xuất khẩu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp bất chấp những nỗ lực mở rộng cả tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên, bong bóng giá tài sản đang hình thành, thiếu hụt nguồn lực tài chính công và dư địa tiền tệ hạn hẹp là những thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt để có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn nếu như đại dịch chưa thể hoàn toàn qua đi trong năm 2021.
115 Tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia đang phát triển / Võ Hồng Đức, Nguyễn Công Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 44-58 .- 330
Tìm hiểu tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-2019. Ước lượng PMG (pooled mean group) được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích khắc phục các vấn đề có liên quan đến sự phụ thuộc giữa các quan sát chéo trong dữ liệu bảng và hệ số không đồng nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ năng lượng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn tại các quốc gia đang phát triển. Hơn thế nữa, quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, một số hàm ý chính sách có liên quan được đề xuất.
116 Kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 / Trần Quang Huy, Nguyễn Đắc Dũng, Nông Thị Minh Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 79-86 .- 330
Dự báo các mức tăng trưởng khác nhau cho tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở sử dụng các mô hình dự báo tăng trưởng theo chuỗi thời gian. Giới thiệu 3 kịch bản tăng trưởng cho tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới gồm: kịch bản tiềm năng, kịch bản tham vọng và kích bản phân đoạn. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng kịch bản cũng như căn cứ vào bối cảnh thực tế của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước và tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất kịch bản tiềm năng là kịch bản cơ sở cho mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tới.
117 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế : nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam / Vũ Xuân Thủy, Nguyễn Thị Trang // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 145 .- Tr. 25-35 .- 330
Bài viết tìm hiểu về tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1999-2018 bằng phương pháp phân tích hồi quy mô hình tuyến tính (OLS). Kết quả phân tích nghiên cứu cho thấy rằng các biến nợ công (EXP_GR, DEBT) có tác động tiêu động tiêu cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế (GR). Trong khi đó, INV, OPEN có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP hàng năm (GR). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng thấy các năm gần đây Việt Nam tương đối kiểm soát được nợ công trong ngưỡng an toàn, cụ thể là dưới 65% (theo Luật quản lý nợ công tại Việt Nam). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra nếu việc chi tiêu dùng của Chính phủ tăng trong khả năng ngân sách có thể đáp ứng mà không làm tăng mức nợ công thì việc chi tiêu dùng này sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các yếu tố khác như đầu tư công, xuất nhập khẩu có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cuối cùng, dựa trên các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về chính sách quản lý nợ công cho Việt Nam.
118 Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại một số quốc gia Asean / Đinh Hồng Linh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 10 - 17 .- 330
Bài viết cung cấp bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại 5 quốc gia Asean, bao gồm Inđônêxia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam. Sử dụng các phương pháp kinh tế lượng như kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Grager. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả một chiều từ phía kinh tế là nguyên nhân dẫn đến tăng tiêu dùng năng lượng của Việt Nam và Philippin. Kết quả nghiên cứu tại Thái Lan và Inđônêxia cho thấy quan hệ một chiều nguyên nhân tăng trưởng kinh tế là do tác động của tiêu thụ năng lượng tái tạo, tuy nhiên kết quả nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng năng lượng tái tạo tại Xingapo.
119 Tác động của kinh tế ngầm đến kinh tế chính thức ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 26 - 35 .- 330
Bài viết phân tích tác động của kinh tế ngầm và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp bầng chứng thực nghiệm để các cơ quan quản lý đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm này.
120 Đóng góp của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2019 / Đoàn Ngọc Phúc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 42 - 44 .- 330
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế kinh tế tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2019. Bài viết sử dụng hàm suất Cobb-Douglas với biến phụ thuộc là sản lượng đo bằng GDP thực tế và các biến phụ thuộc là vốn (K), lao động (L) và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng và đang trong quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng theo chiều sâu song vốn vẫn là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh này.