CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
41 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu / Võ Văn Hoàng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 42-47 .- 332.1

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội. Một số kiến nghị, đề xuất.

42 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vi mô ở Việt Nam / Trần Công Dũ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 35 - 37 .- 658

Bài viết khái quát thực trạng hoạt động tín dụng vi mô ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.

43 Đặc điểm kinh doanh homestays du lịch cộng đồng và hàm ý chính sách giảm nghèo : bằng chứng từ mô hình Heckman, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert / Đỗ Xuân Luận // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 68-85 .- 658

Phân tích các đặc điểm kinh doanh homestays và đề xuất hướng can thiệp chính sách nhằm giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Dựa trên dữ liệu thu thập từ phỏng vấn 370 hộ ở Tây Bắc Việt Nam và mô hình hồi Heckman 2 bước, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert, kết quả cho thấy hầu hết kinh doanh homestays tập trung ở một số tầng lớp thượng lưu, có thành viên gia đình hoặc người thân làm việc tại chính quyền địa phương. Các hộ kinh doanh homestays cũng có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt hơn các hộ khác. Những người dân bản địa mong muốn nhưng gặp trở ngại trong sở hữu homestays do những rào cản như thiếu vốn, kiến thức và các mối quan hệ xã hội. Vai trò của hiệp hội du lịch, hợp tác xã để kết nối sự tham gia và hưởng lợi của người dân từ kinh doanh homestays còn rất hạn chế.

44 Vai trò của giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với quy mô nền kinh tế Việt Nam / Phạm Duy Tính // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 308 .- Tr. 2-10 .- 332.1

Tín dụng ngân hàng là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Giới hạn tăng trưởng tín dụng là một công cụ hành chính điều tiết tín dụng ngân hàng được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2011. Nhiều nhà nghiên cứu khuyến nghị cần để các ngân hàng tự do trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến, xem xét tác động của chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng đến quy mô nền kinh tế Việt Nam thông qua việc sử dụng biến giả chính sách cùng với các biến kiểm soát khác. Dữ liệu thứ cấp theo chuỗi thời gian từ quý I năm 2005 đến quý I năm 2022 được sử dụng để ước lượng các tham số mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có vai trò tích cực đến quy mô nền kinh tế và chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng có tác động vượt trội trong việc thúc đẩy vai trò này tại Việt Nam.

45 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Đỗ Phương Thảo, Lê Phương Châu // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 79-82 .- 658

// Tài chính .- 2023 .- Số 1+2.- Tr. 79-82. Nội dung: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại rất quan trọng, chức năng trung gian tín dụng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau từ phía ngân hàng và vĩ mô. Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các yếu tố ngân hàng được nghiên cứu bao gồm tốc độ tăng trưởng tiền gửi, nợ xấu, thanh khoản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi ròng. GDP và lạm phát là những yếu tố kinh tế vĩ mô được xem xét. Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tín dụng, tăng trưởng, ảnh hưởng

46 Đánh giá tác động của tín dụng chính thức lên phúc lợi của hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương // .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 27-36 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng chính thức lên phúc lợi của hộ nghèo và đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) với dữ liệu chéo được lấy từ cuộc khảo sát 400 hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu cho thấy tín dụng chính thức ngày càng đóng góp hiệu quả hơn trong việc đa dạng hóa thu nhập của hộ nghèo, góp phần cải thiện cuộc sống tiến tới thoát

47 Giải pháp điều hành tín dụng ngành, lĩnh vực, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2022 và định hướng năm 2023 / Hà Thu Giang // .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 37-39 .- 332.04

Kinh tế trong nước năm 2022 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước định hướng hoạt động tín dụng.

48 Điểm nhấn chính sách lãi suất 2022 - Dự báo năm 2023 / Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí // Ngân hàng .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.37-39 .- 332.04

Năm 2022 qua đi với nhiều cung bậc đa dạng trên thị trường tài chính - tiền tệ, mà động thái nổi bật trong số đó là các ngân hàng trung ương (NHTW) tích cực sử dụng chính sách lãi suất theo hướng thắt chặt nhằm đối phó với xu hướng tăng lạm phát ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 2023, chính sách tiền tệ của các NHTW lớn được dự báo sẽ không còn quá áp lực như năm 2022, nhưng xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao vẫn sẽ là phổ biến.

49 Hệ thống ngân hàng triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, góp phần phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng / Võ Minh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.71-73 .- 332.04

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế nước ta phục hồi tích cực trong điều kiện các hạn chế về đại dịch Covid-19 được nới lỏng và các chiến dịch tiêm chủng được triển khai rộng rãi. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tạo cơ hội cho kinh tế của các địa phương, trong đó có thành phố Đà Nẵng phục hồi và phát triển trong năm 2022.

50 Rủi ro tín dụng ngân hàng và các mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam / Chu Hải Công // .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 19 - 21 .- 332

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Những người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.