CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
21 Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách xã hội / Phạm Thị Túy // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 332

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cũng góp phần quan trọng để thực hiện tốt chính sách nhân văn này. Vậy, đóng góp của nguồn vốn ủy thác trên những phương diện nào và giải pháp nào thúc đẩy những đóng góp thiết thực của nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để thực hiện tín dụng chính sách xã hội là vấn đề cần quan tâm.

22 Khơi thông dòng vốn tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp / Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2023 .- Số 806 .- Tr. 21 - 25 .- 332

6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ các công cụ và giải pháp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Kết quả đạt được là đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những thách thức không nhỏ đến từ nhiều phía. Bài viết đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, phân tích những khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của khu vực doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng hấp thụ và tiếp cận vốn của khu vực này.

23 Rủi ro tín dụng và chuyển giao rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Trần Chí Chinh // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 12-19 .- 332.04

Chuyển giao rủi ro tín dụng (RRTD) là một phương pháp ứng xử của các thương mại (NHTM) khi các ngân hàng này phải đối mặt với RRTD. Bài viết phân tích, làm rõ bức hình thức tranh thực trạng về chuyển giao RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với các số liệu và thông tin thu thể: “thập được, bằng việc sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, kết quả nghiên thất xuất cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021, hình thức chuyển giao RRTD của các 2001); “NHTM Việt Nam hầu như mới chỉ dừng lại ở việc bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản củavay vi các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); trong khi đó, một số phương pháp chuyến giao RRTLđầy đủ được sử dụng khá phổ biến trên thế giới vẫn chưa được quan tâm nhiều. Việc bán nợ xấu chckhoản đã VAMC của hầu hết các NHTM Việt Nam đã cho thấy, nhu cầu chuyển giao RRTD của các ngânnợ. Nó hàng là khá lớn. Vì vậy, để giúp các NHTM Việt Nam có thể vận dụng tốt hơn những phương không pháp chuyển giao RRTD, bài viết đã gợi ý một số giải pháp giúp các NHTM Việt Nam khắc phụ hoặc những hạn chế này.

24 Tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 658

Bài viết đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên góc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2021, tác giả chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn có tác động hỗ trợ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại khi sự cải thiện của hệ số an toàn vốn năm nay giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ở năm tiếp theo. Đặc biệt, mô hình định lượng mở rộng cho thấy tác động hỗ trợ này của hệ số an toàn vốn tới hoạt động tín dụng là lớn hơn ở các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng thương mại không có yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.

25 Tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 332.12

Bài viết đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên góc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2021, tác giả chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn có tác động hỗ trợ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại khi sự cải thiện của hệ số an toàn vốn năm nay giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ở năm tiếp theo. Đặc biệt, mô hình định lượng mở rộng cho thấy tác động hỗ trợ này của hệ số an toàn vốn tới hoạt động tín dụng là lớn hơn ở các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng thương mại không có yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.

26 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình / Đặng Thành Cương // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 114-116 .- 332.04

Kết quả hoạt động tín dụng xấu đi do hậu quả của những bất ổn trong kinh doanh ngày càng tăng lên đang đặt ra yêu cầu, cần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Bắc Quảng Bình thời gian qua còn một số bất cập như năng lực nhận diện rủi ro chưa tốt, việc xác định và bù đắp tổn thất khi rủi ro cho vay chưa hiệu quả, quản lý khách hàng vay chưa chặt chẽ... Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình, bài viết chỉ ra các nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tăng cường công tác quả trị rủi ro trong thời gian tới.

27 Giải pháp cân bằng áp lực trong nghề tín dụng ngân hàng / TS. Đỗ Thị Thủy, TS. Nguyễn Hoàng Phương Thanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 31-36 .- 332.12

Đề cập về người làm tín dụng, họ là ai; công việc của CVTD là gì; yêu cầu trong nghệ tín dụng; những thách thức với CVTD trong giai đoạn hiện nay; cơ hội trong nghề tín dụng; giải pháp cân bằng các áp lực để CVTD vượt qua thách thức.

28 Đẩy mạnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội thủ đô / Hoàng Việt Trung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr. 34-38 .- 658

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, tiền tệ nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng, nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ đạo của các DNNVV. Những năm gần đây, khối lượng tín dụng cung cấp cho DNNVV đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau về phía DNNVV cũng như về phía NHTM, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khu vực kinh tế này còn nhiều trở ngại. Bài viết tìm hiểu các rào cản, bất cập trong cho vay DNNVV, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh tín dụng DNNVV tại Hà Nội.

29 Đẩy mạnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa góp / Hoàng Việt Trung, Phạm Thị Phương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr. 34-38 .- 658

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, tiền tệ nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng, nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ đạo của các DNNVV. Những năm gần đây, khối lượng tín dụng cung cấp cho DNNVV đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau về phía DNNVV cũng như về phía NHTM, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khu vực kinh tế này còn nhiều trở ngại. Bài viết tìm hiểu các rào cản, bất cập trong cho vay DNNVV, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh tín dụng DNNVV tại Hà Nội.

30 Quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Việt Hà // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 28-30 .- 332.12

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có định hướng xây dựng chiến lược, kế hoạch và chỉ đạo phát triển hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng. Vì vậy, bài viết phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn tín dụng cá nhân tại Agribank trong giai đoạn 2017-2021, từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp Ban lãnh đạo Agribank chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tín dụng cá nhân của ngân hàng mình đúng định hướng đã được phê duyệt.