CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
121 Vai trò của tín dụng vi mô đối với phúc lợi hộ gia đình: Những nhận thức mới từ hồi quy phân vị mảng / Vũ Văn Hưởng, Hoàng Trần Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 246 tháng 12 .- Tr. 23-29 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu mảng cân bằng về điều tra mức sống dân cư trong giai đoạn 2010 – 2014, nghiên cứu này không tìm thấy mối liên hệ giữa chi tiêu của hộ gia đình và tiếp cận tín dụng khi sử dụng hồi quy ước lượng mảng trung bình. Tuy nhiên, sử dụng cách tiếp cận hồi quy phân vị mảng ảnh hưởng cố định, chúng tôi tìm thấy rằng giữa tiếp cận tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu hộ tại những điểm phân vị cao. Kết quả của chúng tôi hàm ý rằng các nghiên cứu trước đây sử dụng cách tiếp cận trung bình có thể không phản ánh được tác động thực của tiếp cận tín dụng vi mô đến phúc lợi hộ gia đình. Thêm nữa, kết quả nghiên cứu hàm ý rằng tiếp cận tài chính vi mô có thể là một cách để giúp hộ gia đình của Việt Nam cải thiện phúc lợi của họ.

122 Hỗ trợ của Chính phủ trong xếp hạng và tái cơ cấu ngân hàng / Hương Giang // Chứng khoán Việt Nam .- 2017 .- Số 229 tháng 11 .- Tr. 39-41 .- 332.12

Đề cập đến vai trò Chính phủ trong xếp hạng và tái cơ cấu ngân hàng từ kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam.

123 Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam / PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung // Ngân hàng .- 2017 .- Số 21 tháng 11 .- Tr. 33-38 .- 332.1

Trình bày khung lý thuyết về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn; Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam; Kết luận.

124 Dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước / TS. Nguyễn Cảnh Hiệp // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 20(485) .- Tr. 28-31 .- 332.1

Bài viết nhìn lại cơ chế dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nướctừ trước đến nay, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của cơ chế này qua các thời kỳ. Từ đó, bài viêt kiến nghị một số nội dung cần thực hiện nhằm phát huy tác dụng tích cực của cơ chế dự phòng trong việc xử lý rủi ro xử lý tín dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

125 Quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước / TS. Nguyễn Văn Quang, Ths. Nguyễn Khắc Tiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 667 tháng 10 .- Tr. 5-7 .- 332.1

Trình bày hoạt động sử dụng ngân quỹ Nhà nước;Phân loại rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước; Những hạn chế trong quản lý rủi ro hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước; Giải pháp quản lý rủi ro hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước.

126 Gia tăng lợi nhuận: Góc nhìn của chiến lược đa dạng hóa, rủi ro về mức độ bất ổn và rủi ro nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam / Võ Trường Đi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 501 tháng 9 .- Tr. 46-48 .- 332.12

Nghiên cứu sử dụng số liệu của các ngân hàng thương mại VN trong khoảng thời gian từ 2001-2015, nhằm phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng dưới goc nhìn của các hoạt động đa dạng hóa, và sự điều chỉnh song song của rủi ro về mức bất ổn định và rủi ro nợ xấu.

127 Tín dụng đầu tư bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp / Ths. Thân Ngọc Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 663 tháng 8 .- Tr. 38-40 .- 332.63

Trình bày vai trò của tín dụng trong phát triển thị trường bất động sản; thực trạng tín dụng bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro trong tín dụng bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh thời gian tới.

128 Cơ sở cho giải pháp toàn diện và triệt để về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, hướng tới phát triển bền vững hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam / PGS.TS. Đào Minh Phúc, Ths. Nguyễn Hữu Mạnh // .- 2017 .- Số 15 tháng 8 .- Tr. 12-14 .- 332.1

Trình bày một số bất cập, vướng mắc trong xử lý nợ xấu; hoàn thiện khung khổ pháp lý giải quyết các vướng mắc, bất cập hiện hành về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm; Sự khẩn trương, quyết liệt triển khai nghị quyết 42 của Chính phủ và NHNN.

129 Nhận thức của người nông thôn Việt Nam về tín dụng chính thức / ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Thanh Nhàn // .- 2017 .- Số 8 tháng 4 .- Tr. 25-30 .- 332.4

Đánh giá những khó khăn trong việc thay đổi nhận thức và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường nhận thức của người dân về tín dụng chính thức.

130 Phát triển thị trường tín dụng và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam / Lê Quốc Hội, Lê Văn Chiến // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 238 tháng 4 .- Tr. 13-21 .- 332.024

Phát triển tài chính có thể tác động theo nhiều cách khác nhau tới phân phối thu nhập. Thông qua phân tích dữ liệu cấp tỉnh và bằng phương pháp ước lượng Moment tổng quát, nghiên cứu này kiểm định tác động của độ sâu thị trường tín dụng, một trong số các thước đo phát triển tài chính được sử dụng phổ biến nhất, tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Kết quả cho thấy sự mở rộng thị trường tín dụng làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm kết hợp phát triển thị trường tín dụng với giảm bất bình đẳng thu nhập.