CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
61 Vai trò của địa phương đối với thu hút đầu tư tư nhân / Nguyễn Thị Vân // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 52-54 .- 330

Thu hút vốn đầu tư giúp phát triển kinh tế tại các địa phương luôn là vấn đề quan tâm của chính quyên địa phương và các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của đặc điểm địa phương đến thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hải Dương. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích 220 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn. Thông qua mô hình EFA và hôi quy đa biển, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm đặc điểm của địa phương đêu ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đâu tư tư nhân đó là ưu đãi đâu tư, hỗ trợ của chính phủ, đào tạo kỹ năng và môi trường sống

62 Sử dụng mô hình đa tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng sản phẩm Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam / Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Việt Phương // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 70-72 .- 657

Hiện nay, Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) không chỉ là sản phẩm bảo vệ khách hàng trước những rủi ro mà còn là sản phẩm tài chính đa năng giúp phát triển kinh tế xã hội. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, phù thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Nghiên cứu này sử dụng mô hình tích hợp AHP-Fuzzy-TOPSIS là phương pháp đánh giá và xếp hạng hiệu quả, các bước đầu tiên sử dụng AHP để xác định trọng số ưu tiên của các nhân tố, các bước thứ hai xếp hạng các gói sản phẩm bằng phương pháp Fuzzy-TOPSIS. Nghiên cứu được áp dụng tại Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam với số liệu năm 2023, từ đó làm căn cứ để doanh nghiệp xây dựng và phát triển các sản phẩm.

63 Các nhân tố ảnh hưởng đến dân trí tài chính của sinh viên: Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam / Đặng Thị Lệ Xuân, Lê Văn Hinh // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 84-94 .- 332

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến trình độ dân trí tài chính của sinh viên Việt Nam thông qua hàm hồi quy logistic nhị phân với dữ liệu có được từ điều tra qua bảng hỏi 1.205 sinh viên Việt Nam. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến trình độ dân trí tài chính của sinh viên, bao gồm: các khóa học tài chính ngắn hạn, các bài học tài chính ở bậc học đại học, các chương trình truyền hình tài chính, kênh Internet và làm thêm. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các hàm ý chính sách liên quan nhằm nâng cao trình độ dân trí tài chính của sinh viên Việt Nam.

64 Phát huy tiềm năng kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình / Lê Thị Khánh Ly // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 103-105 .- 332

Thời gian qua, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ; các khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Nhờ đó, ngành Du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh. Bài viết phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình, trên cơ sở đó, đề ra giải pháp nhằm giúp du lịch Tỉnh Ninh Bình tiếp tục vươn xa và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

65 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng / Vũ Hoàng Dũng // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 330

Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới. Bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài (trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự) và bên trong (những khó khăn lớn của nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài và trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận và là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh tính đến hết tháng 10/2023.

66 Giải pháp hoàn thiện các chính sách, kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 10-13 .- 330

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, trên cơ sở chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, xây dựng kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội, giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, giảm đến mức thấp nhất khai thác tài nguyên vốn có đang cạn kiệt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.

67 Tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Tuyết // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 3-12 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá các tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế Việt Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện hạ tầng kỹ thuật số. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế nếu xem xét từ phương diện về ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng nhân lực. Nghiên cứu cho rằng, việc xem xét đánh giá về ứng dụng công nghệ thông tin cũng như hạ tầng nhân lực cần phải đi vào thực chất và hiệu quả để có thể tác động cải thiện tăng trưởng kinh tế.

68 Nguyên lý xây dựng hệ thống đo lường phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam / Bùi Nhật Huy // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 38-50 .- 330

Bài viết này đề xuất các nguyên lý xây dựng hệ thống đo lường phát triển kinh tế triển kinh tế tuần hoàn xuất phát từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong đó, hầu hết các hệ thống đo lường của các quốc gia được xây dựng dựa trên các mục tiêu quốc gia và hiệu quả sử dụng của dòng vật liệu trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để xây dựng được các hệ thống đo lường kinh tế tuần hoàn cần phải xác định rõ mục tiêu, quy mô đo lường (vi mô, trung gian, vĩ mô) phù hợp. Các tiêu chí đánh giá cần được xây dựng một cách đặc trưng, cụ thể theo từng mục tiêu, giai đoạn, lộ trình phát triển và thỏa mãn các nguyên tắc cơ bản của phát triển kinh tế.

69 Tăng cường huy động vốn xã hội cho phát triển kinh tế: nghiên cứu trường hợp ở miền tây tỉnh Nghệ An / Nguyễn Thị Hoài Lê // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 38-50 .- 330

Bài viết dựa trên kết quả 452 mẫu khảo sát để làm rõ vai trò của vốn xã hội đối với mạng lưới kết nối và niềm tin có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nhưng chính người dân đang có xu hướng tự làm suy giảm cơ hội tiếp cận các nguồn lực của mình do họ khi đã tham gia hội/nhóm này rồi lại chưa coi trọng việc tìm cơ hội để mở rộng mạng lưới khác. Từ đó cho thấy, không chỉ cần gia tăng vốn xã hội ở cấp độ cá nhân mà còn đặt ra vấn đề chính quyền địa phương cần quan tâm đến phát huy vốn xã hội ở cấp độ cộng đồng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.

70 Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường: kinh nghiệm của thái lan và bài học cho Việt Nam / Ma Ngọc Ngà // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 102-111 .- 658

Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp. Các hợp đồng nông nghiệp là cơ sở quan trọng để Chính phủ thiết lập các kế hoạch phát triển nông nghiệp. Trong liên kết nông nghiệp, vai trò của các công ty tư nhân là cung ứng đầu vào tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật và mua sản phẩm đầu ra của nông dân. Mía đường là một trong những ngành được coi là thành công nhất của Thái Lan trong việc phát huy sức mạnh của mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ kinh nghiệm của Thái Lan, bài viết đưa ra một số bài học và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường.