CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
81 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 43 - 45 .- 330

Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

82 Phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 46-48 .- 330

Phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường được xác định là một công cụ kinh tế hiệu quả. Thời gian qua, thuế bảo vệ môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

83 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân / Phạm Hoàng Linh, Nguyễn Khánh Doanh // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 20-30 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân trên cơ sở lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kết hợp với mô hình cấu trúc tuyến tỉnh (SEM) với dữ liệu sơ cấp được lấy từ khảo sát hộ nông dân ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Theo kết quả nghiên cứu, nhận thức về tinh hữu ích và tỉnh dễ sử dụng của thông tin ảnh hưởng trực triếp; trong khi đó các rào cản giao tiếp - giáo dục, chuẩn mực nhận thức, thông tin hạ tầng - chính trị ảnh hưởng giản tiếp tới tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về tinh hữu ích và tính dễ sử dụng của thông tin. Ngoài ra, cần hạ thấp các rào cản để khuyến khích hộ nông dân tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế.

84 Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam / Trần Quang Phú // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 42-44 .- 332

Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới "thông minh" trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

85 Rủi ro, thách thức của kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp / Vũ Thị Huyền Trang // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 1-8 .- 332

Trong 10 tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và lạm phát cao vẫn diễn ra ở nhiều nước; an ninh năng lượng, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường giá cả hàng hóa; cùng với đó, những căng thẳng địa chính trị kéo dài và chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước cũng đã đem đến những hệ lụy không nhỏ cho kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, chủ động trong công tác điều hành chính sách và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế năm 2023, kinh tế Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực đáng khích lệ trong “bức tranh đầy màu xám” của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức ở cả trong nước và các yếu tố bên ngoài.

86 Tác động của chính sách hướng Nam mới của Đài Loan đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đài Loan / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 40-42 .- 327

Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan), bà Thái Anh Văn và chính quyền của mình đã đưa ra chính sách hướng Nam mới, tập trung vào việc mở rộng phạm và lĩnh vực hướng Nam, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác phát triển Việt Nam - Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay, từ đó đưa ra dự báo triển vọng cho hợp tác Việt.

87 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan: bối cảnh mới, thách thức và triển vọng / Võ Hải Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 43-45 .- 327

Việt Nam và Đài Loan là hai nền kinh tế năng động, đang vươn lên mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Có thể thấy, nền kinh tế hai bên có nhiều đặc điểm tương đồng, mỗi nền kinh tế đều sở hữu những thế mạnh riêng chính vì vậy cả hai hoàn toàn có thể hợp tác để học hỏi, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Bài viết tập trung một số nội dung như: Bối cảnh thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan; Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trên một số lĩnh vực tiềm năng; Bối cảnh mới tác động tới quan hệ hợp tác kinh Việt Nam - Đài Loan; Triển vọng và khuyến nghị.

88 Để kinh tế số là động lực tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 211-213 .- 330

Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số được xác định là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, quá trình này cũng đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là khó khăn về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực số… Bài viết phân tích bức tranh phát triển kinh tế số ở TP. Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng của Thành phố trong tương lai.

89 Sự phát triển của các đặc khu kinh tế ở Triều Tiên / Bùi Đông Hưng // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 4-6 .- 330

Năm 2002, Đảng Lao động Triều Tiên dưới sự chủ trì của ông Kim Jong-il đã công bố Kế hoạch cải cách quản lý kinh tế mới đồng thời thành lập hàng loạt các đặc khu kinh tế. Mặc dù mỗi đặc khu kinh tế đều có những mục tiêu đặc thù riêng nhưng chúng chia sẻ một hệ thống quản lý độc lập và Triều Tiên đã áp dụng các biện pháp cải cách lớn cho tất cả các đặc khu kinh tế. Quy trình này hoàn toàn khác với nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống của Triều Tiên bởi vì nó cho phép thu hút đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các đặc khu kinh tế còn có vai trò như những nơi thí điểm cho các dự án cải cách của Triều Tiên trên cả lĩnh vực kinh tế và chính trị.

90 Tình hình phát triển thanh toán điện tử ở Hàn Quốc / Nguyễn Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 7-9 .- 332

Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thanh toán điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và học giả quốc tế cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ cho phương thức thanh toán này của chính phủ Hàn Quốc. Tiếp theo đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thanh toán điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: sự phát triển số lượng giao dịch của các hình thức của thanh toán điện tử qua các năm, sự gia tăng của thanh toán tiện lợi và chuyển tiền tiện lợi, độ tuổi và thu nhập người sử dụng dịch vụ này, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán điện tử. Sau đó, người viết đi đưa ra một vài biện pháp để khắc phục hạn chế và phát triển hình thức thanh toán này hơn nữa trong tương lai.