CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
71 Dự báo sớm trượt lở đất củng cố phát triển bền vững kinh tế và an sinh xã hội vùng núi, trung du Việt Nam / Vương Thị Nhung, Nguyễn Huy Anh // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 24-29 .- 330
Các mô hình cảnh báo sớm trên toàn thế giới cũng như trong nước được nghiên cứu và tham khảo từ các nguồn thông tin. Từ đó, bài báo đề xuất mô hình cảnh báo sớm trượt lở đất cho vùng núi và trung du tại Việt Nam.
72 Phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 / Phạm Thị Thùy Dương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 111-113 .- 330
Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của các vùng và địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, trong thời gian qua, phát triển vùng rất được Đảng và Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách đầu tư. Là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của quốc gia, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Bài viết trao đổi về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 theo Nghị quyết số 11-NQ/TW, từ đó đưa ra một số giải pháp trọng tâm để tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
73 Liên kết vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế / Phạm Thị Kim Ngân // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 121-123 .- 330
Vùng Đông Nam Bộ được xác định là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics… với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP. Hồ Chí Minh. Đây là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bài viết phân tích thực trạng liên kết vùng Đông Nam Bộ và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển liên kết Vùng trong phát triển kinh tế.
74 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2030 / Ngô Công Bình // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 124-128 .- 330
Bài viết đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2000-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 22 năm chuyển dịch, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã có chuyển biến từ nông nghiệp sang công nghiệp, có ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRP) theo giá hiện hành trong giai đoạn 2010-2022 đã tăng lên gấp 3,57 lần. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững.
75 Phát huy vai trò của thuế bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường / Lê Thị Loan, Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 6-9 .- 336.2
Phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường được xác định là một công cụ kinh tế hiệu quả. Thời gian qua, thuế bảo vệ môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
76 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam / Mai Đình Lâm // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 17-20 .- 336.2
Chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững, góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế tài chính và cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước cho giai đoạn tới là một trong những nội dung quan trọng trong hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trên trong thời gian tới.
77 Giải pháp hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu / Tạ Xuân Tùng // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 21-23 .- 336.2
Xăng, dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng, có tác động trực tiếp tới nhiều ngành sản xuất cũng như đời sống người dân. Sự biến động giá của các mặt hàng xăng dầu có ảnh hưởng đến lạm phát, sự ổn định kinh tế vĩ mô. Giá xăng dầu được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây, trước sự biến động giá xăng, dầu thế giới, thuế bảo vệ môi trường được sử dụng là một công cụ thuế hữu hiệu trong việc điều tiết giá xăng dầu. Bài viết đánh giá tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu trong thời gian tới.
78 Tối ưu hóa bài toán tăng trưởng kinh tế dưới tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Khánh, Vũ Tuấn Anh, Bùi Tiến Sỹ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 35-39 .- 330
Nghiên cứu này xây dựng các bài toán tối ưu cho khu vực doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình trong việc sử dụng vốn, lao động, cũng như hàm ý chính sách để ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do khí hậu khắc nghiệt gây ra. Nhóm tác giả xét 3 bài toán tối ưu cho khu vực chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên cơ sở ràng buộc là các quan hệ kinh tế và lãi suất toàn cầu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số phương trình hành vi và quỹ đạo vốn, lao động mà Chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình tuân theo để tối đa hóa mục tiêu.
79 Thúc đẩy liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 40-42 .- 330
Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đây là nội dung quan trọng được đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong Kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và Chiến lược triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phục hồi phát triển kinh tế ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, dù có nhiều cải thiện, chất lượng và phạm vi hoạt động liên kết vùng còn chưa tương xứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển.
80 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 43 - 45 .- 330
Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.