CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
321 Chính sách và biện pháp phát triển kinh tế Thái Lan thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1961 – 1971) / TS. Phạm Thị Thúy // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 25-34. .- 330
Tổng hợp tình hình kinh tế Thái Lan giai đoạn tiền công nghiệp hóa, những chính sách và biện pháp phát triển kinh tế của Thái Lan (thời kì 1961-1971). Những thành tựu kinh tế chủ yếu của Thái Lan (1961-1971).
322 Kinh tế Nhật Bản: Chính sách Abenomics sau một năm nhìn lại / TS. Trần Quang Minh, ThS. Trần Minhh Nguyệt // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 2 (156)/2014 .- Tr. 21-32. .- 330
Phân tích và đánh giá một cách tổng quát những tiến triển của nền kinh tế Nhật Bản sau một năm thực hiện chính sách Abenomics với 3 nội dung chủ yếu: Tổng quan về chính sách Abenomics; Thành tựu kinh tế Nhật Bản sau một năm thực hiện chính sách Abenomics; Dự báo triển vọng kinh tế Nhật Bản cho năm 2014.
323 Cách tiếp cận của Nhật Bản với TPP / Phạm Quý Long // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 2 (156)/2014 .- Tr. 33-41. .- 330
Khái quát lịch sử phát triển của Hiệp định TPP. Quan điểm và phản ứng của Nhật Bản trong quá trình hướng đến TPP. Ý nghĩa và vai trò của Nhật Bản trong cấu trúc TPP tương lai.
324 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Đỗ Văn Tính // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 9 (424)/2013 .- Tr. 65-71 .- 330
Đánh giá thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian qua, phân tích những đóng góp tích cực, cùng với những tồn tại và nguyên nhân từ lĩnh vực hoạt động này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới.
325 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững / PGS. TS. Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 7 (422)/2013 .- Tr. 3-11 .- 330
Phân tích thực trạng một số chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển bền vững về kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt
326 Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Huân // Phát triển kinh tế .- 2013 .- Số 271/2013 .- Tr. 23-35 .- 336.31
Nghiên cứu mối tương quan giữa sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Việt
327 Giải pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2010 / Lê Công Toàn, Lê Phúc Minh Chuyên // Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa học .- 2004 .- Số tháng 10/2004 .- Tr. 62– 66 .- 382
Để xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của miền Trung, thực hiện mục tiêu”dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” trên thành phố Đà Nẵng, cần phải có những nổ lực mới, to lớn hơn nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Giải pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2010 sẽ góp phần thực hiện mục tiêu nói trên.
328 Góp ý về định hướng chiến lược “Đổi mới – phát triển – hội nhập” của Đại học Duy Tân / Nguyễn Đình Quế // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 42-46 .- 330
Trình bày một số ý kiến về định hướng chiến lược “Đổi mới – phát triển – hội nhập”của trường: Duy Tân có địa bàn thuận lợi nên cần phát triển thêm các ngành du lịch, quản trị kinh doanh, kiến trúc, xây dựng, ngành ngoại ngữ, tin học; Đi tiên phong trong việc tổ chức chương trình cử nhân tài năng; Xây dựng một chiến lược phát triển Đại học Duy Tân đến năm 2020; Thực hiện công cuộc tái cấu trúc Đại học Duy Tân; Cải tiến liên tục phương pháp giảng dạy; Mối liên kết của trường với các doanh nghiệp;Thực hiện ngay một nếp sống, sinh hoạt, giảng dạy và học tập theo phong cách mới: Văn minh – Sáng tạo – Hiệu quả.
329 Đại học Duy Tân với những bước đi chiến lược trong bối cảnh hội nhập và phát triển / Nguyễn Thế Hùng // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 47-51 .- 330
Giới thiệu những tồn tại và yếu kém trong bối cảnh chung của giáo dục đại học Việt