CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
311 Nông nghiệp, nông thôn trong các giai đoạn phát triển và vấn đề của Việt Nam / Hồ Đình Bảo, Ngô Bích Ngọc, Dương Thị Thanh Nga // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 225 tháng 3 .- Tr. 20-27. .- 330
Bài viết nêu ra tác động của vấn đề này có thể được giảm bớt nếu: (i) Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tương ứng với năng suất công nghiệp. Tuy nhiên tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất kém, tỷ suất lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc hình thành quy mô sản xuất lớn làm chậm tốc độ tăng năng suất; (ii) Sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế là thuận lợi mà phụ thuộc rất lớn vào mô hình công nghiệp hóa của từng quốc gia; (iii) Những phản ứng chính sách phù hợp với đặc thù của từng quốc gia như: giảm thuế xuất khẩu nông nghiệp, gia tăng bảo hộ nông nghiệp nội địa, di dân từ nông thôn ra thành thị, hỗ trợ sản xuất hàng nông nghiệp.
312 Một số vấn đề tư duy mới về phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Lương Xuân Quỳ, Lê Du Phong, Mai Ngọc Cường, Đỗ Đức Bình, Hoàng Văn Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 220 tháng 10 .- Tr. 2-11. .- 330
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Tư duy mới về phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới” mã số KX01.12/11-15, các tác giả bài viết đã đề xuất những tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, liên quan đến việc đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, về chủ nghĩa xã hội, về kinh tế thị trường hiện đại Việt Nam, về sở hữu và thành phần kinh tế, về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng, về xã hội dân sự, về thể chế kinh tế, về chủ thể của nền kinh tế, về hội nhập kinh tế và độc lập tự chủ, về mô hình phát triển bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam hiện nay.
313 Tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững về kinh tế của Hàn Quốc / Võ Thị Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 12-20 .- 330
Phân tích hiện tượng tăng trưởng nhanh của Hàn Quốc trong mối quan hệ với phát triển bền vững về mặt kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra một số chính sách điều chỉnh mà Hàn Quốc đã áp dụng để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.
314 Vai trò tạo lập các điều kiện để phát triển kinh tế tri thức của chính phủ Hồng Kông và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Giang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 3 (169)/2015 .- Tr. 20-26 .- 330
Bối cảnh hình thành nền kinh tế tri thức ở Hồng Kông. Vai trò tạo lập các điều kiện để phát triển kinh tế tri thức của chính phủ Hồng Kông. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
315 Bài học về thành công của Trung Quốc trong xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp / TS. Trần Thị Bích Ngọc // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 445/2015 .- Tr. 30-33. .- 330
Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới chỉ ra rằng muốn phát triển công nghiệp, một trong những điều kiện cần phải có là xây dựng được những chính sách phát triển công nghiệp đi theo đúng hướng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã phát triển nền công nghiệp thành công vững chắc có sự đóng góp không nhỏ của các chính sách phát triển công nghiệp là rất cần thiết, và vì lý do đó tổng kết các kinh nghiệm của Trung Quốc trong xây dựng chính sách phát triển công nghiệp là mục tiêu của bài báo này.
316 Những quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 tạo động lực phát triển kinh tế / Trịnh Công Loan // Kế toán & Kiểm toán .- 2015 .- Số 1+2 .- Tr. 9 – 10 .- 343.07
Bài viết đề cập một số trong những quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 tạo động lực mới cho phát triển kinh tế của Luật Doanh nghiệp.
317 Phân tích mối liên hệ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang / GS. TS. Trương Quang Hải, ThS. Giang Văn Trọng // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 4 (7)/2014 .- Tr. 3-10 .- 330
Bài báo hướng đến mục tiêu nhận diện đặc tính đặc thù của quy luật phân bố các hoạt động kinh tế - xã hội ở Thoại Sơn trên cơ sở tiến hành phân nhóm sử dụng đất, phân tích tính đặc thù kinh tế theo mỗi nhóm, qua đó đưa ra sự phân hóa sản xuất theo lãnh thổ trong mối liên quan với các loại hình sử dụng đất.
318 Israel: Con đường trở thành nước thu nhập cao và tránh bẫy thu nhập trung bình / PGS. TS. Bùi Quang Nhật // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2014 .- Số 10 (110)/2014 .- Tr. 3-14 .- 330.01
Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài thuộc Quỹ Nafosted “Bẫy thu nhập trung bình tại một số quốc gia Trung Đông – Bắc Phi: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”.
319 Vai trò của Nhà nước trong quá trình điều hòa lợi ích nhóm khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam / Nguyễn Công Thắng // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 36-38 .- 330.01
Phân tích các công cụ điều tiết lợi ích của Nhà nước, đánh giá việc sử dụng các công cụ này và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn tính chủ động của Nhà nước trong việc hài hòa các nhóm lợi ích khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam.
320 Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & Phát triển .- 2014 .- Số 208/ 2014 .- Tr. 2 – 8 .- 330.597
Nêu thực trạng về vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức đó trong thời gian tới.