CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
291 Liên kết phát triển kinh tế vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa / Trần Đức Hiệ // .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr. 20-22 .- 330.124

Toàn cầu hóa và các phương tiện giao thông hiện đại đã làm cho các hàng hóa được sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu thì lại được tiêu thụ ở các địa phương. Chính vì vậy, liên kết kinh tế vùng cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Bài viết đề cập về xu hướng liên kết kinh tế vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa như một phản đề hay thúc đẩy quá trình này.

292 Một số rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam và định hướng khắc phục / Đỗ Đức Bình, Võ Thế Vinh // .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 2-9 .- 330.124

Một số rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam và định hướng khắc phục/ Đỗ Đức Bình, Võ Thế Vinh// Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- 2-9. Nội dung: Trong những năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và ban hành một hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế và các văn bản pháp quy khác với một số lượng vô cùng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, về nội dung cũng như quá trình thực thi thể chế (luật pháp, chính sách…) vẫn đang nổi lên không ít bất cập, gây cản trở và làm giảm hiệu quả của sự phát triển. Các rào cản chủ yếu về thể chế kinh tế có thể kể ra là: rào cản về luật pháp, chính sách; rào cản về tổ chức bộ máy quản lý; rào cản đối với các chủ thể tham gia thị trường. Bài viết này sẽ đi vào trình bày khái quát các rào cản này và đưa ra định hướng khắc phục trong những năm tới.

293 Vai trò của ngành dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế Philippines và kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Tuấn Anh // .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 41-49 .- 330

Bài viết tập trung trả lời một số câu hỏi chính, bao gồm: Ngành dịch vụ có vị thế và vai trò như thế nào đối với các nền kinh tế Philippines? Các nhân tố nào đóng góp vào những kết quả đạt được của ngành dịch vụ trong giai đoạn qua? Những hạn chế và thách thức nào mà Philippines cần phải vượt qua trong việc phát triển ngành này? Trên cơ sở đó, bài viết cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển ngành dịch vụ.

294 Hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An: thực trạng và một số kiến nghị / Nguyễn Kim Diệp Long // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 491 tháng 4 .- Tr. 14-16 .- 332.024

Trình bày hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An; những hạn chế trong quá trình huy động các nguồn vốn trong nước; một số kiến nghị tăng cường hiệu quả huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An.

295 Phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008- 2015 và những khuyến nghị / Trần Quang Huy, Trần Xuân Kiên // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 238 tháng 4 .- Tr. 67-73 .- 330

Trong những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2015 khá cao với mức tăng trung bình 12,8%/năm, đặc biệt trong hai năm 2014 – 2015 tăng trưởng kinh tế đạt trên 22%. Phát triển kinh tế đã có nhiều tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống xã hội ở Tỉnh. Để tiếp tục phát triển một cách toàn diện về kinh tế và xã hội, tỉnh Thái Nguyên cần có những biện pháp nâng cao trình độ và trang bị kiến thức nghề nghiệp cho lực lượng lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới và nâng cao hiệu quả theo hướng nghiên cứu ứng dụng trực tiếp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở phát triển kinh tế bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển gắn liền với mục tiêu chất lượng dài hạn và gắn với hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia, chỉ tiêu phát triển bền vững vùng.

296 Phát triển kinh tế với vai trò của lao động nữ dân tộc Tày ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Thị Anh Hoa // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 491 tháng 4 .- Tr. 100-102 .- 330

Trình bày vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong hoạt động sản xuất; một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế ở huyện Phú Lương.

297 Một số vấn đề về phát triển kinh tế hộ nông dân, thực tiễn một số nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam / Trịnh Anh Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 487 tháng 2 .- Tr. 29-31 .- 330.124

Phân tích lý luận và đánh giá quá trình phát triển kinh tế hộ của một số nước trên thế giới và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế hộ.

298 Phát huy vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng / Hồ Nam Trân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 488 tháng 2 .- Tr. 34-36 .- 330.124

Trình bày vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng; Phát huy vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng tại các khu kinh tế - quốc phòng.

299 Thực trạng và đánh giá về chính sách mua sắm công xanh Việt Nam / Lương Thị Ngọc Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 488 tháng 2 .- Tr. 37-40 .- 330.597

Khái quát chung về chiến lược và chính sách mua sắm công xanh ở Việt Nam, đánh giá chính sách mua sắm công xanh tại Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách.

300 Mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình / Nguyễn Thị Loan, Lê Văn Hương // Nghiên cứu Địa lý Nhân văn .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 3-9 .- 330

Huyện Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Trà Lý và sông Hồng, chịu tác động mạnh mẽ của biển và các cửa sông. Các hoạt động kinh tế xã hội của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các mô hình sinh kế phù hợp của người dân ven biển huyện Triều Hải thích ứng với biến đổi khí hậu đã được áp dụng và bước đầu đã đạt kết quả nhất định, làm giảm đi những tác động tiêu cực của tự nhiên, mang lại đời sống ổn định cho người dân vùng ven biển.