CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
281 Mô hình quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Quang Thuấn // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 4(479) tháng 4 .- Tr. 3-16 .- 330
Bài viết luận giải những nội hàm của quản lý sự phát triển xã hội nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; trên cơ sở đề xuất các hành động chính sách quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam.
282 Huy động nguồn lực tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng : thực trạng và giải pháp / ThS. Phạm Thiên Hoàng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 674 tháng 2 .- Tr. 25-29 .- 330
Tổng quát về tình hình thực hiện các dự án công - tư cũng như nhận diện những vướng mắc còn tồn tại, cản trở động lực tham gia của các nhà đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng, bài viết đề xuất những khuyến nghị về chính sách, hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy đầu tư theo phương thức hợp tác công tư trong thời gian tới.
283 Tài chính toàn diện hướng đến xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn bền vững / ThS. Nguyễn Thị Ngọc Loan // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 662 .- Tr. 50-53 .- 330.959 791
Trình bày tài chính toàn diện và tín dụng nông nghiệp nông thôn; Thực trạng tín dụng nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2016; Từ đó gợi ý các giải pháp góp phần tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển tài chính toàn diện nói chung.
284 Sự hình thành và phát triển làng nông nghiệp của Trung Quốc tại Châu Phi và Mozambique / Nguyễn Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 26-28 .- 330
Đề cấp đến sự hình thành và phát triển làng nông nghiệp của Trung Quốc tại Châu Phi và Mozambique; Kết luận.
285 Phát triển đặc khu kinh tế ở Ấn Độ - Bài học cho Việt Nam / Nguyễn Quang Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 9 (58) .- Tr. 25-31 .- 327
Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của Ấn Độ trong xây dựng, quản lý và phát triển các đặc khu kinh tế để rút ra những bài học kinh nghiệm (thành công, thất bại) cho Việt Nam trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế trong điều kiện hội nhập.
286 Phát triển kinh tế phi chính thức tại TP. Hồ Chí Minh / TS. Phạm Xuân Thành // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 667 tháng 10 .- Tr. 65-68 .- 330
Trình bày thực trạng doanh thu vỉa hè tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để TP. Hồ ChisMinh nói riêng và cả nước nói chung xây dựng chính sách phù hợp với loại hình kinh tế này.
287 Rào cản phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp khắc phục / Lê Du Phong // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 52-57 .- 330.959 791
Trên cơ sở khái quát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phân tích biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của nó đến môi trường tự nhiên của Vùng, ý nghĩa của sông Mê Kông và tác động của con người đối với sông Mê Kông dẫn đến việc thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả bài viết cho rằng, rào cản chính tác động đến sự thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do nguồn nước sông Mê Kong đã bị chặn phần lớn ở trên đầu nguồn. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng có, nhưng là về dài hạn còn hiện tại là chưa lớn. Từ đó tác giả đề xuất 7 giải pháp khắc phục rào cản nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững Vùng. Các giải pháp này bao gồm từ sự thay đổi nhận thức và tư duy phát triển, đến xây dựng chiến lược phát triển, huy động lực lượng nghiên cứu, coi trọng sự tham gia của khoa học và công nghệ, xây dựng hệ thống đê biển, các công trình dưới đê và các cống lớn ở các cửa sông của Vùng, đồng thời, Chính phủ phải cùng với các nước có liên quan trao đổi, bàn bạc và đi đến những thỏa thuận có tính nguyên tắc về các hoạt động có liên quan đến dòng chảy của sông Mê Kông.
288 Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Chậu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An hiện nay / Vũ Thị Phương Lê, Lò Văn Đông // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 503 tháng 10 .- Tr. 56-57 .- 330.959 791
Phân tích thực trạng xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế ở địa phương thời gian qua, từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chỉ yếu để xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế ở địa bàn trong thời gian tới.
289 Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020 / Trần Quang Huy // .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 51-53 .- 330
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020 và giải pháp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020.
290 Chính sách đất đai- Rào cản lớn cần tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển / Lê Du Phong, Lê Huỳnh Mai // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 240 tháng 6 .- Tr. 2-10 .- 330
Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích chính sách đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai của Việt Nam qua từng thời kỳ khác nhau, bài viết chỉ ra những hạn chế của những chính sách này trên các khía cạnh: Chế độ sở hữu, chính sách hạn điền, sản xuất nhỏ lẻ và tham nhũng từ đất đai. Các hạn chế trên đã và đang là rào cản lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để khắc phục những rào cản này, bài viết đề xuất giải pháp tháo gỡ: Thừa nhận hai cấp độ sở hữu về đất đai (Nhà nước sở hữu tối cao, người dân sở hữu có mức độ) và xóa bỏ chính sách hạn điền. Đây là cơ sở để tích tụ, tập trung ruộng đất cho việc thực hiện sản xuất quy mô lớn, hiện đại trong nông nghiệp và xóa bỏ tình trạng tham nhũng dựa vào chính sách đất đai.