CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
271 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Chu Thanh Hải // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 18 – 26 .- 338

Sự tác động của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ vàvuwfa phải đối mặt với sự khác biệt về nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại nhưu tư duy kinh doanh, nhận thức, niềm tin, tâm lý khách hàng, văn hoá ứng xử,...

272 Giá trị hàng hóa và vấn đề bóc lột trong kinh tế thị trường / Đỗ Kim Chung // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 493 .- Tr. 31-34 .- 658

Tháo luận một số vấn đề liên quan đến giá trị hàng hóa và vấn đề bóc lột trong sản xuất, kinh doanh, làm rõ hơn các quan niệm trên cho phù hợp với thực tế, lý luận và đề xuất các định hướng chính sách tiếp tục đổi mới để khẳng định chính sách nhất quans của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.

273 Liên kết khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong phát triển / Chu Thúc Đạt // .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.24-26 .- 959

Trình bày việc liên kết giữa các địa phương trong một vùng là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở liên kết giữa các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững. Thực trạng liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng và liên kết vùng với nhau trong phát triển vùng và liên kết vùng với nhau trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập nhất định, cần được rút kinh nghiệm đối với các vùng trong cả nước.

275 Khảo sát mối liên hệ kinh tế giữa các tỉnh thành của Việt Nam: Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian / Nguyễn Văn Thắng, Trần Thị Tuấn Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 263 tháng 5 .- Tr. 2-12 .- 330

Để phát triển kinh tế các địa phương thì khi hoạch định chính sách không chỉ cần phát huy nguồn lực nội tại của địa phương mà còn cần phải phát huy tác dụng của mối liên kết kinh tế giữa các địa phương. Bài viết thực hiện kiểm định mức độ liên kết kinh tế giữa các địa phương bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy không gian với dữ liệu thu thập từ năm 2010 đến 2017 từ Niên giám Thống kê tỉnh thành. Kết quả cho thấy tương quan không gian thuận chiều giữa các địa phương tại Việt Nam về quy mô tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn cấp tỉnh, quy mô tổng vốn đầu tư trong và quy mô dân số trung bình của tỉnh. Kết quả sử dụng phương pháp hồi quy không gian cho thấy các yếu tố vốn, yếu tố lao động không những tác động cùng chiều đến quy mô tăng trưởng kinh tế của địa phương đó mà còn có ảnh hưởng cùng chiều đến quy mô kinh tế của các địa phương lân cận.

276 Chính sách phát triển kinh tế biển ở Nhật Bản / Nguyễn Quang Huy // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 2 (162) .- Tr. 26 – 30 .- 327

Phân tích những tìm năng, lợi thế của Nhật Bản trong phát triển kinh tế và một số chính sách phát triển kinh tế biển thời gian qua của đất nước này.

277 Báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết ngành Thủy sản / Phạm Thị Minh Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 49-52 .- 330.124

Bài viết trao đổi về nguyên tắc xác định nội dung báo cáo theo tiêu chuẩn GRI; yêu cầu chất lượng của báo cáo phát triển bền vững theo khung GRI; báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay.

278 Một số vấn đề về thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ở Việt Nam / Lê Thị Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 45-47 .- 330.124

Khái quát những kết quả đạt được về phát triển nông nghiệp thời gian qua, đề xuất một số giải pháp, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.

279 Sự phực hồi và phát triển kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài chính 2008-2009 / Nguyễn Thanh Quý // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 06 (243) .- Tr. 41-50 .- 330

Trên cơ sở điểm lại nguyên nhân, diễn biến và các chính sách ứng phó khủng hoảng của Chính phủ Mỹ, bài viết đánh giá sự phục hồi và phát triển của kinh tế Mỹ trên một số lĩnh vực vốn chịu tác động nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng là: nhà đất, lao động, chứng khoán, công nghiệp ô tô.

280 Kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc trong quản lý hoạt động khai thác hải sản và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam / TS. Hoàng Hồng Hiệp, ThS. Vũ Thái Hạnh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 6 (208) .- Tr. 38-47 .- 330.01

Phân tích thực tiễn hoạt động quản lý và phát triển ngành khai thác hải sản của Trung Quốc và Nhật Bản – 2 quốc gia Châu Á có đặc điểm ngư trường khá tương đồng với Việt Nam, có ngành đánh bắt hải sản phát triển, nhất là Trung Quốc hiện đang sở hữu đội tàu xa bờ hùng hậu đang trực tiếp cạnh tranh khai thác tại ngư trường Biển Đông. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đúc rút một số bài học kinh nghiệm quan trọng nhằm hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành hải sản Việt Nam trong thời gian tới.