CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
261 Phát triển khung phương pháp luận xếp hạng các khu công nghiệp của Việt Nam / Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Đại, Vũ Minh Long // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Tr. 3-11 .- 658
Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế về các nhân tố chi phối quyết định lựa chọn khu công nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất cũng như lực cạnh tranh của các khu công nghiệp, trên cơ sở đó, bài viết đề xuất khung phương pháp luận cơ bản phục vụ phân tích và xếp hạng khu công nghiệp ở Việt Nam.
262 Một số giải pháp phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã / Đặng Văn Thanh // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 134 – 136 .- 658
Bài viết phân tích tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp cần triển khai đồng bộ để mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng phát triển.
263 Phát triển kinh tế biển và khát vọng vươn khơi / Nguyễn Hữu Dũng // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (331) .- Tr. 16 - 18 .- 330
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế biển, Biển và đại dương chiếm khoảng 70% diện tích địa cầu, nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 1,7% khối lượng thực phẩm của thế giới, trong đó, sản phẩm nuôi biển chỉ mới chiếm chưa đầy 0,5%. Nguồn lợi sinh vật của đại dương đang bị khai thác quá mức, mất khả năng tự tái tạo, ảnh hưởng xấu đến tính cân bằng của hệ sinh thái biển và đại dương. Vì thế, nhân loại cần “canh tác biển” và đại dương để tạo ra của cải vật chất cho nhân loại.
264 Thực trạng việc làm của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 17-23 .- 658
Kết quả nghiên cứu thực trạng về việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số hạn chế, bất cập; điều này đã làm cho tình trạng bất bình đắng giới bộc lộ ngày càng rõ, cản trở phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm bớt khoảng cách giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững hơn.
265 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ gia đình bằng chứng từ điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai / // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 36-41 .- 658
Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức sản xuất này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Lào Cai là một tỉnh miền biên giới phía Bắc với kinh tế hộ gia đình, cá thể chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích các kết quả điều tra chọn mẫu lấy ý kiến người dân về thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến kinh tế hộ gia đình trên địa bàn 8 huyện, thị của tỉnh Lào Cai trong năm 2016. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn tại Lào Cai nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, theo hướng bền vững.
266 Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây / Đỗ Anh Tài, Phạm Thanh Mai // .- 2018 .- Số 7 .- .- 658
Bắc Ninh đã và đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất theo hướng mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo xu hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay nông nghiệp Bắc Ninh còn bộc lộ một số những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan góp phần thực hiện tốt đề án mỗi xã một sản phẩm của tỉnh, dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, bài viết sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp so sánh và thống kê mô tả cùng với tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia nhằm phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây, từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp để đưa ra những giải pháp hợp lý thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh phát triển, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
267 Sự cần thiết của việc phát triển mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập / Nguyễn Thị Như Tâm // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 91-96 .- 658
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp và có tới 70% dân số gắn liền với kinh tế nông nghiệp, nhưng đến nay, nông nghiệp nói chung mới chỉ đóng góp khoảng gần 20% tổng GDP của nền kinh tế. sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trạng manh mún, lạc hậu, năng suất thấp, lãng phí sau thu hoạch còn ở mức cao, nông dân ở hầu hết các vùng trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, từ đó đề xuất phương hướng phát triển bền vững mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.
268 Ứng dụng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế Tây Nguyên / Trần Thị Lan Hương, Đào Bùi Kiên Trung // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 7 (167) .- Tr. 30 - 38 .- 330
Trình bày các điều như sau: 1. Thành công bước đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế Tây Nguyên; 2. Nhận định về trình độ công nghệ chế biến một số sản phẩm nông sản chủ lực ở Tây Nguyên hiện nay và 3. Những vấn đề đặt ra.
269 Vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế và một số phản biện của Ha-Joon Chang / Trần Mạnh Kiên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 116-121 .- 330
Trường phái Kinh tế học thể chế mới (New Instutional Economics - NIE) cho rằng các thể chế luật pháp, chính trị, xã hội có tác động quan trọng lên hoạt động kinh tế và một quốc gia muốn phát triển phải có được các “thể chế tốt” để thúc đẩy thị trường tự do như bảo vệ quyền tư hữu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, ngân hàng trung ương độc lập... Tuy nhiên, Ha-Joon Chang không đồng ý với nhiều luận điểm này và chứng minh rằng các nước phát triển hiện nay trong quá trình phát triển ban đầu của họ thiếu rất nhiều "thể chế tốt” và nhà nước cũng can thiệp rất nhiều vào nền kinh tế bằng các chính sách bảo hộ thương mại nhưng họ vẫn phát triển nhanh. Bài viết đề cập đến vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế và một số phản biện của Ha-Joon Chang.
270 Kinh tế chia sẻ (sharing economy): Thời cơ và thách thức đối với quản lý vĩ mô / Nguyễn Hoàng Quy // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 122-129 .- 658
Phân tích làm rõ 6 thách thức cơ bản của Việt Nam trong quản lý vĩ mô đôi với sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ những năm gần đây. Cụ thể là: (i) thiếu một môi trường kinh doanh thuận lợi; (ii) tạo ra ẩp lực cạnh tranh rất lớn đối với các công ty kinh doanh dịch vụ truyền thống tại Việt Nam; (iii) khó khăn trong quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp; (iv) khó quản lý thuế; (v) thiếu hụt nguồn lao động có trình độ và (vi) thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứ này, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động quả lý vĩ mô của Nhà nước để tận dụng cơ hội nền kinh tế chia sẻ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý các biện pháp ứng phó với những khó khăn, thách thức đối với hoạt động quản lý nền kinh tế chia sẻ hiện nay và trong tương lai.