Vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế và một số phản biện của Ha-Joon Chang
Tác giả: Trần Mạnh KiênTóm tắt:
Trường phái Kinh tế học thể chế mới (New Instutional Economics - NIE) cho rằng các thể chế luật pháp, chính trị, xã hội có tác động quan trọng lên hoạt động kinh tế và một quốc gia muốn phát triển phải có được các “thể chế tốt” để thúc đẩy thị trường tự do như bảo vệ quyền tư hữu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, ngân hàng trung ương độc lập... Tuy nhiên, Ha-Joon Chang không đồng ý với nhiều luận điểm này và chứng minh rằng các nước phát triển hiện nay trong quá trình phát triển ban đầu của họ thiếu rất nhiều "thể chế tốt” và nhà nước cũng can thiệp rất nhiều vào nền kinh tế bằng các chính sách bảo hộ thương mại nhưng họ vẫn phát triển nhanh. Bài viết đề cập đến vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế và một số phản biện của Ha-Joon Chang.
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Lực lượng kinh tế tư nhân Việt Nam – động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế xã hội
- Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào
- Kinh tế Việt Nam 2024 - Dự báo và giải pháp cho 2025