CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
221 Phát triển kinh tế địa phương từ chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh / Trần Thị Bình // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 90-92 .- 330

Chương trình mỗi xã một sản phẩm thuộc chương trình nông thôn mới. Chương trình này bắt đầu thực hiện tại Hà Tĩnh từ năm 2018 đến nay đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm của Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác... Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển Chương trình này trong thời gian tới.

222 Thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên / Lê Văn Bảy, Đỗ Anh Tài // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 45 - 47 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng các mặt trong phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ Yên Thái Nguyên bao gồm: thực trạng hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng điện, hạ tầng thương mại nông thôn, hạ tầng thông tin và truyền thông. Qua đó, bài viết đưa ra những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của vấn đề và từ đó đưa ra những giải pháp toàn diện. Từ khóa: "

223 Hoạt động nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp Việt Nam / Bùi Quang Tuấn, Trần Văn Hoàng, Trần Thị Hoa Thơm // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 3 - 19 .- 658

Bài viết phân tích thể chế chính sách hỗ trợ và thực trạng năng lực nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp Việt Nam. Từ phân tích thực trạng, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách để thúc đẩy hoạt động R& D của các doanh nghiệp Việt Nam.

224 Đánh giá ưu đãi của Nhà nước cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam : nghiên cứu định tính từ góc nhìn doanh nghiệp / Dương Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 84 - 99 .- 658

Bài viết đánh giá các loại hình ưu đãi của Nhà nước cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam bằng phương pháp phân tích định tính sử dụng công cụ phỏng vấn sâu bán cấu trúc thực hiện với mười lăm doanh nghiệp tại Hà Hội.

225 Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới / Trần Kim Chung, Hoàng Văn Cương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 8-12 .- 330

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Bài viết này tập trung làm rõ một số vấn đề về nền kinh tế tuần hoàn và xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới.

226 Thương mại hóa tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa : một số lưu ý / Trịnh Thu Hải // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 7-12 .- 650

Trình bày thương mại hóa tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thương mại hóa tài sản trí tuệ (TSTT) là một đòi hỏi tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế đã chỉ ra rằng, thương mại hóa TSTT còn là công cụ, động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). TSTT đã và đang khẳng định vai trò, tầm quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và những biến động có khả năng ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu như hiện nay thì cạnh tranh giữa các nền kinh tế chính là cạnh tranh về TSTT.

227 Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng : giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường / Nguyễn Đình Đáp // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 02-06 .- 330

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) xác định, bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết nhấn mạnh mục tiêu giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Mục 5 về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 trong Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ, phải xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Đây là mô hình kinh tế lần đầu tiên được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII

228 Giải pháp nguồn lực khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Lê Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 25 - 27 .- 658

Nghiên cứu thực trạng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu mới là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

229 Đầu tư công và tác động lan tỏa của đầu tư công trong nền kinh tế / Trần Kim Chung, Nguyễn Văn Tùng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 13-17 .- 332.1

Việc thực hiện đầu tư công trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy phát triển và lan tỏa trong toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lãng phí, chất lượng công trình thấp, giải ngân vốn đầu tư công chậm, dẫn đến việc chậm đưa công trình vào sử dụng, qua đó ảnh hưởng đến tác động lan tỏa của đầu tư công. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công, đẩy nhanh tốc độ giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công, coi đây điều kiện cần để kịp thời tận dụng các cơ hội, tạo tiền đềphát triển kinh tế, chuyển đổi rõ nét hơn mô hình tăng trưởng, đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới.

230 Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách. / Vũ Trường Sơn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 2-7 .- 330

Xã hội loài người ra đời gắn liền với hoạt động lao động để tổn tại và phát triển, lịch sử phát triển nền kinh tế cũng bắt đầu từ nền kinh tế tự cung, tự cấp. Hình thức sản xuất tự cung, tự cấp vẫn tồn tại đến ngày naỵ, kinh tế phi chính thức đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh tế phi chính thức Việt Nam luôn có vị trí, vai trò nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá đúng và có chính sách đối với kinh tế phi chính thức.