CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
231 Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách. / Vũ Trường Sơn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 2-7 .- 330
Xã hội loài người ra đời gắn liền với hoạt động lao động để tổn tại và phát triển, lịch sử phát triển nền kinh tế cũng bắt đầu từ nền kinh tế tự cung, tự cấp. Hình thức sản xuất tự cung, tự cấp vẫn tồn tại đến ngày naỵ, kinh tế phi chính thức đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh tế phi chính thức Việt Nam luôn có vị trí, vai trò nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá đúng và có chính sách đối với kinh tế phi chính thức.
232 Triển vọng kinh tế 2022 và cơ hội phục hồi của ngành dệt may / Trần Văn // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 10-12 .- 330
Triển vọng đối với thị trường kinh tế đang phát triển đã giảm xuống cho năm 2021, nhất là đối với Châu Á vì đợt bùng phát dịch bệnh do biến chủng delta. Giá thành sản phẩm là tối quan trọng và các doanh nghiệp trên thế giới đều sống chết cắt giảm chi phí và xây dựng thương hiệu để định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm hàng hóa của mình.
233 Hiến kế giải pháp căn cơ phục hồi kinh tế trong năm 2022 / Hoàng Anh // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 46-49 .- 330
Tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội được tổ chức lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây. Các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trước mắt và lâu dài để phục hồi kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh đến giải pháp xây dựng khung chương trình tổng thế phục hồi kinh tế trong và sau dịch.
234 Hiến kế giải pháp căn cơ phục hồi kinh tế trong năm 2022 / Hoàng Anh // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 46-49 .- 330
Tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội được tổ chức lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây. Các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trước mắt và lâu dài để phục hồi kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh đến giải pháp xây dựng khung chương trình tổng thế phục hồi kinh tế trong và sau dịch.
235 Phát triển kinh tế ban đêm ở thành phố Hà Nội hiện nay: nghiên cứu trường hợp chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K / Tô Thanh Liêm, Phạm Thuỳ Linh, Nguyễn Vũ Long // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 595 .- Tr. 54 - 56 .- 330
Bài viết tập trung làm rõ thực trạng phát triển kinh tế ban đêm và giải pháp phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới thông qua nghiên cứu trường hợp Circle K.
236 Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho nữ hộ nghèo trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh / Trần Nguyên Ngọc Thu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 64-66 .- 330
Có một thực tế là khi kinh tế càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao thì khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng lớn. Do đó, đảm bảo sinh kế bền vững là vấn đề quan trọng trong các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là đảm bảo sinh kế bền vững cho nữ hộ nghèo. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung làm rõ tình hình thực hiện đảm bảo sinh kế bền vững cho nữ hộ nghèo trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại để đề xuất một số giải pháp giúp đảm bảo hơn nữa sinh kế bền vững cho nữ hộ nghèo trên địa bàn.
237 Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế / Chu Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 32-34 .- 330
Thực tế những năm qua đã minh chứng hoạt động đổi mới sáng tạo có vai trò động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Đặc biệt, việc đối mặt với những thách thức từ đại dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cho nước ta cần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, qua đó góp phần hiện thực hóa chủ trương tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ổn định, bền vững hơn.
238 Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung / Nguyễn Thị Chi // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 116-118 .- 330
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; quy mô GRDP năm 2020 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010. Mặc dù vậy, khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm...Bài viết nhận diện những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn miền Trung, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhận vào phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung.
239 Một số giải pháp phát triển hệ thống cảng Hải Phòng trong mối liên hệ đến phát triển kinh tế Hải Phòng / Phạm Tuyết Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.72 - 74 .- 330
Bài báo sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, khuyến khích các giải pháp nhằm đẩy mạnh mối liên hệ giữa phát triển cảng biển và phát triển kinh tế thành phố; đồng thời, căn cứ tình hình thực tiễn tại các Tp Hải Phòng, tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ thống cảng Hải Phòng trong mối liên hệ đến phát triển kinh tế Hải Phòng. Đó là nhóm giải pháp tăng sản lượng hàng hoá thông qua cảng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
240 Cần tạo mọi điều kiện có thể cho sự phát triển kinh tế tư nhân / // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 7-11 .- 330
Vì nhiều lý do, từ đầu thập niên 50 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, kinh tế tư nhân ở VN không có điều kiện để phát triển. Điều đó có thể giúp giải quyết tốt hơn việc thực hiện những vấn đề chính trị lúc bấy giờ. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70, khi tình thế đã thay đổi, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh nói chung vẫn chưa được phát triển dẫn đến nhiều khó khăn về kinh tế và sau đó cả chính trị. Bối cảnh đó đã dẫn đến sự thay đổi tư duy kinh tế từ Đại hội lần thứ VI (1986). Kể từ đó đến nay, nhiều chính sách, luật lệ, nghị định, chủ trương mới ra đời tạo điều kiện không nhỏ cho kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế VN phát triển mạnh mẽ. Điều đó càng cho thấy tính cấp bách của việc đề xuất những chủ trương, chính sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân VN trong giai đoạn tiếp theo.