CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
211 Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 / Thanh Bình, Vũ Nhật Quang // Ngân hàng .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 6-12 .- 330

Trình bày thực trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam; thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam; giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

212 Xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào nợ công / Nguyễn Thiện Đức // .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 49-58 .- 332.1

Trình bày việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào cân bằng ngân sách; xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào sử dụng nợ công, vay nợ mới trả nợ gốc cũ;về tính an toàn nợ công của Mỹ.

213 Khánh Hòa tạo đà cho phát triển kinh tế / Ngô Thu Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 46-48 .- 330

Để thúc đẩy, tháo gỡ các nút thắt rào cản trong thủ tục pháp lý tạo đà cho kinh tế biển Khánh Hòa phát triển, đòi hỏi tư duy tầm nhìn chiến lược mới đúng đắn và trách nhiệm từ Đảng bộ và Chính quyền. Bên cạnh đó cần các doanh nghiệp, sự chung tay của người dân, sự tiếp sức của Trung ương thông qua cơ chế chính sách dành cho tỉnh Khánh Hòa.

214 Thực trạng vai trò của khu vực tư nhân trong kinh tế Việt Nam / Hồ Thị Hoài Thu, Nguyễn Đức Bình // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 22 - 25 .- 330

Các lý thuyết kinh tế hiện đại đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế hiệu quả là nền kinh tế sử dụng hết các nguồn lực hiện có. Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực thì sự phù hợp giữa hình thức tổ chức kinh tế với sức sản xuất của các chủ thể đóng vai trò là một điều kiện hết sức quan trọng. Ở nhiều nước, kinh tế tư nhân là lực lượng chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Còn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì kinh tế tư nhân đã thể hiện rõ vai trò ngày càng quan trọng trong việc khơi dậy các nguồn vốn xã hôi để đưa chúng vào sử dụng có hiệu quả hơn.

215 Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 : thành quả thực tiễn và gợi ý chính sách / Phạm Thị Hồng Diệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 4-6 .- 330

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân, bài viết đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.

216 Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 45-49 .- 332.1

Để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thì việc đảm bảo nguồn lực cho phát triển có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực cho phát triển sẽ phải huy động nhiều hơn và đòi hỏi chính sách tài chính phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính-ngân sách nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tạo nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.

217 Một số giải pháp phục hồi phát triển kinh tế Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19 / TS. Hà Huy Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr. 44-47 .- 330

Trình bày tình hình nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn để ứng phó với đại dịch bệnh, đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính dài hạn, căn cơ hơn trong trung và dài hạn.

218 Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 45-49 .- 332.1

Để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thì việc đảm bảo nguồn lực cho phát triển có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực cho phát triển sẽ phải huy động nhiều hơn và đòi hỏi chính sách tài chính phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính-ngân sách nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tạo nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.

219 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nhằm phục hồi và phát triển kinh tế năm 2021 / Phạm Văn Nghĩa, Đồng Thị Hà, Phạm Minh Đức // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 51 - 54 .- 330

Bài viết tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0, thực trạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trên thế giới, thực trạnh kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối cảnh đại dịch covid 19, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, từ đó đề ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

220 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Ma Ngọc Hà, Nguyễn Đình Hòa // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 74 - 85 .- 330

Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở các nước Đông Nam Á từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiến lược phát triển, môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư và hạ tầng đồng bộ là những bài học hữu ích đối với phát triển khu kinh tế ven biển của Việt Nam trong bối cảnh mới.