CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
201 Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững / Ngô Thế Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 227 .- Tr. 05-12 .- 330

Bài viết đánh giá khái quát kết quả đạt được và những hạn chế trong phát triển khoa học và công nghệ những năm qua và đề xuất giải pháp phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nhanh và bền vững.

202 Giải pháp phục hồi và phát triển nền kinh tế Việt Nam do tác động của đại dịch covid 19 / Trần Thị Lợi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 611 .- Tr. 117 - 119 .- 330

Nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm cải thiện, phục hồi nền kinh tế Việt Nam là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

203 Nguồn tài chính để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Ngân, Trần Quang Việt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 611 .- Tr. 40 - 42 .- 330

Bài viết làm rõ những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong việc tiếp cận các nguồn tài chính để hướng tới kinh tế tuần hoàn, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đề xuất một số gợi ý tháo gỡ các khó khăn này.

204 Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo : đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Vũ Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 3-7 .- 330

Trình bày những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ KH&CN và các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành các văn bản để cụ thể hóa và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN trên địa bàn; các cơ chế, chính sách được triển khai, vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; tập trung hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương; tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN phục vụ tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. KH&CN đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, đã và đang khẳng định vị thế và đóng góp thiết thực, hiệu quả và rất rõ nét cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

205 Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Phạm Thị Bích Ngần, Phạm Thị Kim Ngân // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 107-109 .- 330

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang đã triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương trong Vùng.

206 Gắn kết phát triển giáo dục đại học với phát triển kinh tế ở Việt Nam / Mai Ngọc Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 25 - 35 .- 330

Giáo dục đại học không chỉ góp phần đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, mà còn góp phần giải quyết một số vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, giáo dục đại học chưa thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo chiều sâu, sự gắn kết giữa giáo dục đại học với doanh nghiệp trong phối hợp nghiên cứu, giảng dạy còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu đưa ra hai nhóm khuyến nghị nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 trên cơ sở thúc đẩy sự liên kết giữa giáo dục đại học và phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Cụ thể phát triển giáo dục đại học tinh hoa, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu; thúc đẩy gắn kết giáo dục đại học với doanh nghiệp và thị trường lao động.

207 Một số giải pháp về tư vấn phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi / Vũ Thị Quỳnh Chi, Phạm Tuấn Anh // .- 2022 .- Số 607 .- .- 330

Với vai trò là các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) sáng tạo nói chung và những DNKS trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng đã nhận được sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội, từ đó góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đất nước.

208 Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển Ninh Thuận / Nguyễn Hữu Tuấn, Vòng Thình Nam // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 524 .- Tr. 3 - 12 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Ninh Thuận trong phát triển kinh tế biển, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển thành một ngành chủ lực, góp phần phát triển kinh tế toàn tỉnh.

209 Phát triển kinh tế Đà Nẵng : hiện trạng, định vị và định hướng phát triển / Bùi Quang Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 524 .- Tr. 62 - 74 .- 330

Bài viết đánh giá quá trình phát triển kinh tế của Đà Nẵng trên các mặt thực trạng, định vị và định hướng phát triển. Những thành công và hạn chế của nền kinh tế Đà Nẵng đã được rút ra từ việc phân tích toàn diện các nội dung phát triển. Đây cũng là cơ sở để rút ra các hàm ý định hướng phát triển cho nền kinh tế này.

210 Giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 / Thanh Bình, Vũ Nhật Quang // Ngân hàng .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 6-12 .- 330

Trình bày thực trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam; thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam; giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam.