CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
241 Cần tạo mọi điều kiện có thể cho sự phát triển kinh tế tư nhân / // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 7-11 .- 330
Vì nhiều lý do, từ đầu thập niên 50 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, kinh tế tư nhân ở VN không có điều kiện để phát triển. Điều đó có thể giúp giải quyết tốt hơn việc thực hiện những vấn đề chính trị lúc bấy giờ. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70, khi tình thế đã thay đổi, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh nói chung vẫn chưa được phát triển dẫn đến nhiều khó khăn về kinh tế và sau đó cả chính trị. Bối cảnh đó đã dẫn đến sự thay đổi tư duy kinh tế từ Đại hội lần thứ VI (1986). Kể từ đó đến nay, nhiều chính sách, luật lệ, nghị định, chủ trương mới ra đời tạo điều kiện không nhỏ cho kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế VN phát triển mạnh mẽ. Điều đó càng cho thấy tính cấp bách của việc đề xuất những chủ trương, chính sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân VN trong giai đoạn tiếp theo.
242 Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 / Trần Thị Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.122 - 124 .- 330
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực miền Trung Việt Nam. Những năm gần đây, kinh tế Hà Tĩnh dã có bước phát triển nổi bật, dần khẳng định được vị thế của mình, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của khu vực miền Trung và là một trong những tỉnh đứng tốp đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Bài viết phân tích kết quả phát triển kinh tế của Hà Tĩnh thời gian qua và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát kinh tế Hà Tĩnh thời gian tới.
243 Vì sao nền kinh tế ở Đông Bắc Á phát triển tốt hơn Đông Nam Á / Nguyễn Tiến Thành // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 13-18 .- 330
Ở châu Á, sự phát triển kinh tế của các quốc gia vùng Đông Bắc Á vượt trội hơn rất nhiều so với các quốc gia vùng Đông Nam Á. Lý do của sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thuộc hai khu vực này đã được nhà báo kinh tế Joe Studwell chỉ ra là do chính sách kinh tế khác nhau giữa hai khu vực. Có ba chính sách chủ yếu được đề cập đến là nông nghiệp, công nghiệp và tài chính. Các chính sách này đã được nhà báo Joe Studwell chứng minh liên quan mật thiết với nhau hết sức thuyết phục thông qua phân tích lịch sử kinh tế ở hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Và từ góc phân tích lịch sử ấy, là một trong những nước Đông Nam Á, VN chắc chắn sẽ rút ra được những bài học về thiết lập chính sách phù hợp hơn trên con đường phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
244 Di dân nhằm khơi thông tụ đọng lao động cho phát triển kinh tế - xã hội / Nguyễn Văn Đắng, Thái Minh Quân // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 19-23 .- 330
Mối quan hệ giữa di dân và quá trình phát triển ngày càng được khẳng định chặt chẽ qua nhiều nghiên cứu và chính sách của Chính phủ. Di dân vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đồng thời sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo ra lực đẩy và hút cho quá trình di dân. Người di cư, với tư cách là một bộ phận đáng kể của lực lượng lao động, là nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội lại là những người tạo ra sự tụ đọng dân số khi mà các luồng di dân không được khơi thông. Tình trạng tụ đọng quá lớn dân số ở nông thôn là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động thấp, quá trình phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiệu quả diễn ra chậm chạp. Sự tụ đọng này đồng thời cũng diễn ra ở các thành phố lớn khi mà luồng di dân ‘đảo chiều’ còn yếu ớt và không được quan tâm đến. Bài viết này tác giả đi vào phân tích sự tụ đọng lao động tại nông thôn và thành thị, nguyên nhân của sự tụ đọng này là do sự chưa khơi thông cả hai dòng di dân là dòng di dân truyền thống và di dân đảo chiều từ đó tác giả có đề xuất Khuyến nghị.
245 Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng cho giai đoạn tới / Nguyễn Đình Luận // Tài chính .- 2021 .- Số 746 + 747 .- Tr. 6 - 11 .- 330
Xác định tầm nhìn và định hướng phát triển cụ thể, cũng như đề ra những giải pháp trọng tâm để Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, sớm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
246 Một số tác động của hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn ra thủ đô Hà Nội hiện nay / Nguyễn Thị Mai Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 40 - 42 .- 330
Tác giả khái quát thực trạng di cư tự phát từ nông thôn ra thủ đô Hà Nội, đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực từ đó nêu nguyên nhân và đề xuất hai nhóm giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới.
247 Một số giải pháp phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam / Bùi Nhật Quang, Hà Huy Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 63 - 74 .- 330
Bài viết phân tích , đánh giá các chính sách chung của trung ương về phát triển năng lượng tái tạo đang được áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận.
248 Giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong cách mạng công nghiệp 4.0 / ThS. Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 18-20 .- 330
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian qua, Liên minh HTX Việt Nam, một số hạn chế trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Từ đó, đưa ra giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới
249 Nghiên cứu một số lý thuyết nền tảng cho phát triển khu công nghệ cao / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 3 - 13 .- 330
Bài viết đưa ra quan điểm nhấn mạnh đa dạng hoá trong lý thuyết cụm tổng hợp để phát triển các khu công nghệ cao phiên bản mới phù hợp với bổi cảnh mới.
250 Giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại tỉnh Cao Bằng / Tô Vũ Ninh // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 75-77 .- 658.401 2
Bài viết phân tích, đánh giá kinh tế hộ gia đình tại tỉnh Cao Bằng, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy kinh tế hộ khu vực nông thôn phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững