CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
191 Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế Malaysia và triển vọng phục hồi / Trần Thị Lan Phương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 (269) .- Tr. 14-25 .- 330
Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.
192 Xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh cho Việt Nam / Phạm Mỹ Hằng Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 6(529) .- Tr. 13-27 .- 330
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh cho Việt Nam, dựa trên các mục tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Từ kết quả Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu về chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh, trong việc thực hiện các mục tiêu về xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp, bền vững và tăng cường đổi mới.
193 Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Phạm Bích Ngọc, Trần Tuệ Quang // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 6(529) .- Tr. 3-12 .- 330
Bài viết phân tích thực trạng, xu thế và đánh giá sự phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian hai mươi năm từ năm 2000 đến 2019. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh, chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng bền vững, năng suất lao động và thu nhập đều tăng cao. Bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
194 Đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả trong bối cảnh mới / Hà Thị Phương Thảo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 784 .- Tr. 15 - 18 .- 330
Trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến thu ngân sách nhà nước, trong khi phải tăng chi cho nhiều nhiệm vụ đột xuất phát sinh do thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu nhưng nhờ chi ngân sách nhà nước tiết kiệm chúng ta đã có nguồn chi cho phòng, chống covid 19 trong các năm vừa qua và dành nguồn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong thời gian tới, chính phủ tiếp tục quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm ngay từ khâu xây dựng nhiệm vụ chi để dành nguồn cho đầu tư phát triển, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng và dành nguồn cải cách tiền lương.
195 Phát triển tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định / Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Thanh Phong // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 93-102 .- 330
Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận là tỉnh hoàn thành tất cả các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí xây dựng các loại hình tổ chức kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh Nam Định ngày càng mở rộng về quy mô, gia tăng về kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động. Tuy vậy, trong cơ cấu các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, số lượng trang trại và hợp tác xã còn ít và có chiều hướng giảm, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, quy mô nhỏ và tốc độ tăng chậm, tỷ lệ nông sản được tiêu thụ qua các mô hình liên kết chưa cao. Để thúc đẩy các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn và liên kết theo chuỗi giá trị, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp về tập trung đất đai, chuyển giao công nghệ, thu hút doanh nghiệp đầu tư và chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
196 Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 7(116) .- Tr. 66-74 .- 330
Nghiên cứu tổng hợp một số nội dung liên quan đến lý luận về mô hình kinh tế hợp tác xã, vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế, thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam trong những năm qua và những khó khăn tồn tại trong phát triển kinh tế hợp tác xã. Nghiên cứu sẽ góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hợp tác xã trong thời gian tới.
197 Thực trạng phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 / Đỗ Thanh Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 7 - 9 .- 330
Bài báo phân tích thực trạng phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 để thấy được một số thành công và hạn chế tồn tại trong phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam.
198 Huyện Lắk : thu hút nguồn lực, phát triển các lĩnh vực kinh tế thế mạnh / Nguyễn Hưng // Công thương .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 136-137 .- 330
Là địa phương có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và cụm công nghiệp, huyện Lắk đang tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công và thu hút nguồn lực xã hội nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
199 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam / Carolyn Turk // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 4-6 .- 330
Trình bày những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam. Chuyển đổi số cũng được coi là một trong những chủ đề quan trọng, góp phần đáng kể vào nguyện vọng nâng cao năng suất và đa dạng hóa trong nền kinh tế, bao gồm chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, chế biến sang các lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu suất và năng suất trong các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp. Kinh tế số là một trong những động lực thúc đẩy và giúp doanh nghiệp chèo lái qua những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số cần chú ý một số yếu tố quan trọng và vấn đề đặt ra: hạ tầng số, doanh nghiệp số, nền tảng số công cộng, kỹ năng số, dịch vụ tài chính số, môi trường đảm bảo tin cậy, chuyển đổi số bao trùm.
200 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho thành phố Đà Nẵng / Bùi Ngọc Như Nguyệt // .- 2022 .- Số 149 .- Tr. 15-22 .- 330
Áp dụng hiệu quả kinh tế tuần hoàn đưa ra giải pháp mục tiêu phù hợp từng quốc gia, địa phương cụ thể. Giới thiệu kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và rút ra bài học cho thành phố Đà Nẵng.