CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
101 Giải pháp tạo quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu và huyện Vân Đồ, tỉnh Sơn La / Hoàng Thị Hương, Vũ Thị Thương, Phạm Ngọc Hương Quỳnh // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 42 - 44 .- 330

Bài viết là kết quả nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu cơ sở dữ liệu về đất đai để đề xuất giải pháp tạo quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu và huyện Vân Đồ, tỉnh Sơn La “; mã số ĐTXH.09/22.

102 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 50-57 .- 332.632

Sự phát triển của thị trường trái phiếu góp phần làm giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung dài hạn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực này cũng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu, cũng như việc thiếu kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đang gây những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, điển hình như vụ việc Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán thời gian tới của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang đặt ra những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan chức năng, làm rõ nội dung nói trên, đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.

103 Phát triển kinh tế huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) : thực trạng và giải pháp / Phạm Văn Chiến // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 46 - 48 .- 330

Huyện Hòa Vang đã từng bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm mục tiêu đề ra, nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phục vụ đô thị, du lịch. Địa phương đã quan tâm việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành, lĩnh vực.

104 Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam / Phạm Thị Thanh Bình, Đỗ Quỳnh Anh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 3-8 .- 330

Đổi mới sáng tạo cùng với phát triển khoa học, công nghệ đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực công nghệ mới. Phát triển khu đô thị công nghệ cao được các nước trên thế giới quan tâm từ đầu thế kỉ XXI, xuất phát từ hai xu hướng: Một là, sự phát triển nhanh các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI); hai là, hơn nửa dân số thế giới (khoảng 4,4 tỉ người) hiện đang sống ở các đô thị và xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị vẫn tăng1. Sự ra đời của các khu đô thị công nghệ cao Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư công nghệ cao từ các tập đoàn trong và ngoài nước; tạo sự kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất với nghiên cứu, phát triển công nghệ và thu hút đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.

105 Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia / Đặng Văn Hùng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr.9-15 .- 332.12

Tín dụng đầu tư của Nhà nước là tín dụng do Nhà nước thực hiện để hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế và các vùng khó khăn cần khuyến khích, nhằm thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời kì. Tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng chính sách của Nhà nước, công cụ của Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước và đã có những thành công nhất định. Trong bài viết này, tác giả xin chia sẻ về tính thiết yếu của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với đầu tư phát triển quốc gia và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

106 Nguồn vốn Agribank hỗ trợ phát triển nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP / Hải An // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 39-41 .- 332.12

Nông nghiệp nước ta đã và đang phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Với vai trò là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm").

107 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 48-54 .- 332

Trong vài năm gần đây, nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới như một cách để khắc phục mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại dựa trên tăng trưởng liên tục và tăng thông lượng tài nguyên. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế, CE nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp, nhằm đạt được sự cân bằng và hài hòa hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội. CE được xem là mô hình kinh doanh mới được kì vọng sẽ hướng đến phát triển bền vững và một xã hội hài hòa. CE thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lí, thân thiện hơn với môi trường nhằm thực hiện một nền kinh tế xanh hơn, đặc trưng bởi mô hình kinh doanh mới với những cơ hội việc làm mới, cũng như cải thiện phúc lợi, tác động rõ ràng đến công bằng trong và giữa các thế hệ về cả việc sử dụng và tiếp cận tài nguyên.

108 Quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh tại Việt Nam / Lê Hồng Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 4-6 .- 658

Sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng luôn tiềm ẩn nhiều thách thức như: xu hướng đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh nhường chỗ cho các khu công nghiệp, sự mâu thuẫn trong quan hệ thuê và cho thuê các dịch vụ tại các khu đô thị, hay nguy cơ già hóa dân số,... Trong rất nhiều vấn đề được đề cập trên, vấn đề nổi cập cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam để đảm bảo phát triển xanh và bền vững tại các thành phố lớn là cần có ưu tiên để giảm những tác hại có phản ứng dây chuyền đó là vai trò của Nhà nước đối với các khu đô thị thông minh. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh và giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này.

109 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Định / Ngô Thị Anh Thư // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 10-12 .- 332.6

Bình Định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý rất thuận lợi phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Với vị trí đặc biệt, Bình đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định còn có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản.

110 Vai trò của truyền thông trong phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh hiện nay / Đào Quý Lương // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 49-51 .- 910

Những năm qua, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã của Thành phố, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần vào xoá đói giảm nghèođồng thời qua đó thúc đẩy giao lưu văn hoá, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau Việt Nam với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển kinh tế.