CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
121 Giải pháp tài chính phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thị Tuyết // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 19 - 22 .- 330
Thuật ngữ kinh tế xanh và tăng trưởng xanh ngày càng trở lên phổ biến trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ khiến việc nghiên cứu và triển khai các chính sách liên quan trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng giải pháp thu thuế và chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển kinh tế xanh ở ViệTừ khóa:
122 Vấn đề phân loại rác thải tại nguồn để bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững / Lưu Thị Lịch // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 7-9 .- 363
Phân loại chất thải (rác thải) là một trong những thành tố của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp cộng đồng. Việc phân loại chất thải tại hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường. Phân loại rác tại nguồn được xem là một giải pháp quản lý rác thải, bảo vệ môi trường bền vững. Chỉ tiêu về môi trường là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 của chính phủ Việt Nam cho toàn quốc cũng như của các địa phương trong đó nhấn mạnh tới chỉ tiêu tăng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị.
123 Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa / Trần Đức Duy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 10-12 .- 658.8
Mục tiêu của bài viết nhằm hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hóa như khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng để phát triển thị trường tiêu thụ sản hàng hóa. Bài viết sử dụng từ các thông tin số liệu thống kê, internet, sách, bài báo,... Kết quả tổng hợp thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là rất cần thiết để phát triển kinh tế doanh nghiệp.
124 Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Quyền Đình Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 13-15 .- 330
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết nhằm tổng quan kinh nghiệm phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết tổng kết sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để vận dụng vào phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp CNC trong thời gian tới.
125 Giải pháp phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 23 - 25 .- 330
Hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ gây ra nhiều gây tranh cãi, từ vấn đề mang tính học thuật như khái niệm đến thực trạng hoạt động của mô hình này. Dựa trên việc nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ và thực trạng hoạt động của một số mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về mô hình này và một số gợi ý chính sách nhằm quản lý và thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ phát triển.
126 Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang / Bùi Thị Thanh Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 79-81 .- 330
Huyện Lâm Bình là một trong những huyện nông thôn nông dân và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh với nhiều khó khăn và thách thức trong sản xuất và kinh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông - xã hội địa phương.
127 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 19-21 .- 330
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 2011, đến nay đã thực hiện được hai giai đoạn (2011-2015, 2016-2020) đã giúp nhiều vùng nông thôn thay đổi, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tạo cơ hội cho nông dân phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, tư duy xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương còn giản đơn, mang tính hình thức. Bài viết phân tích kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển nông thôn mới trong giai đoạn 20121-2025, tập trung nhiều hơn vào chủ thể chính là nông dân, đối tượng chính là nông sản.
128 Phát triển kinh tế các bon thấp tại Mỹ và bài học vận dụng cho Việt Nam / Đặng Xuân Thái // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 16 - 18 .- 330
Bài viết tập phân tích các kinh nghiệm ứng dụng khoa học kỹ thuật, nguồn lực con người, và cách vận dụng tại phân tích điểm sáng về cách thức phát triển kinh tế các bon thấp tại một quốc gia, tạo động lực cho gia như Việt Nam học tập và phát triển. Bài báo cũng nêu ra những thuận lợi và khó khăn mà Việt khi phát triển nền kinh tế các bon thấp.
129 Kinh nghiệm chuyển đổi mô hình năng lượng ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Đình Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 22 - 24 .- 330
Hiện nay, với sự đe doạ của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo xanh sạch là tất yếu và vô cùng cấp bách. Tuy nhiên, việc chuyển mô hình năng lượng cần đến công nghệ hiện đại và nguồn tài chính lớn. Do đó, chuyển đổi năng lượng không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngắn hạn mà cần có lộ trình, bước đi thích hợp, cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tiềm năng của từng quốc gia. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc nghiên cứu quá trình thực hiện của các quốc gia đã thành công trong chuyển đổi mô hình năng lượng để tìm ra những bài kinh nghiệm và bước đi thích hợp là rất cần thiết.
130 Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản bền vững / Vũ Thị Thanh Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 4-6 .- 332.632
Bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính khác như: thị trường tiền tệ, thị trường lao động… hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với một quốc gia. Tuy nhiên, phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp cải thiện nhằm giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.