CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển kinh tế

  • Duyệt theo:
111 Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững ở tỉnh Ninh Bình / Nguyễn Thị Thu Thủy // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 154-157 .- 330

Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, cùng với việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân, thì việc cụ thể hóa và triển khai vận dụng kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng được coi là trọng tâm cần ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế. Bài viết này khái quát chung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế tập thể và tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững; thực trạng tại tỉnh Ninh Bình và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh kinh tế tuần hoàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững.

112 Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Tp. Hồ Chí Minh / Đặng Quốc Toàn // Tài chính .- 2023 .- SỐ 805 .- .- 330

TP. Hồ Chí Minh là địa phương phát triển công nghiệp từ khá sớm, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Công nghiệp trên cả nước. Tuy nhiên, ngành Công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu phát triển chậm lại; vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đến từ các khu công nghiệp cũng là mối lo ngại đặt ra. Vì vậy, phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái đang là xu hướng tất yếu. Bài viết này phản ánh thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái của TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển trong thời gian tới.

113 Phát triển kinh tế bền vững: nhìn từ góc độ nợ công của Việt Nam / Vũ Thanh Nguyên, Phạm Quang Thao // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 9-13 .- 330

Phát triển kinh tế bền vững là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường - xã hội. Để theo đuổi mô hình này, Chính phủ các quốc gia cần các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính để hỗ trợ, khuyến khích và tạo bàn đạp cho nền kinh tế chuyển sang sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn hẹp, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực bên ngoài thông qua các khoản nợ công để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững là rất cần thiết. Tuy nhiên, tổng mức nợ công bao nhiêu thì đảm bảo ngưỡng an toàn là nội dung bài viết tập trung phân tích.

114 Phát triển ngành hàng hải Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế / Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Thị Thùy Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 28-31 .- 327

Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước, hợp tác quốc tế của ngành Hàng hải Việt Nam thời gian qua không ngừng được mở rộng, uy tín quốc tế từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này chưa theo kịp được các nước tiên tiến, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng về ngành Hàng hải Việt Nam, qua đó đề xuất định hướng phù hợp với các quy định quốc tế và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nâng cao vai trò và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, khu vực về hàng hải thời gian tới.

115 Cơ hội và giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Hồng Hạnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 36-38 .- 332.632

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định, bền vững, công khai, minh bạch của thị trường. Để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một trong những yết tố then chốt là nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, đây cũng chính là mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới. Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, đến năm 2030, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi trước năm 2025. Việc thực hiện các mục tiêu trên sẽ là cơ hội và cũng là thách thức đối với thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

116 Phát triển tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam / Phạm Thanh Nhật // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 50-52 .- 332

Trong những năm gần đây, tín dụng đen đã len lỏi từ thành thị tới nông thôn, nhiều trường hợp vay tín dụng đen dẫn đến vỡ nợ, làm đảo lộn cuộc sống của người dân, gây ra hệ lụy cho xã hội. Trước tình hình đó, tài chính toàn diện là một trụ cột quan trọng trong việc đẩy lùi tín dụng đen, giúp phát triển thị trường tài chính đồng bộ, lành mạnh; thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Bài viết phân tích thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam và làm rõ vai trò của tài chính toàn diện hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển tài chính toàn diện nhằm đẩy lùi tín dụng đen.

117 Nghiên cứu về chỉ số tự do kinh tế thế giới tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Đình Việt, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Thùy Dương // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 3-10 .- 330

Bài nghiên cứu phân tích quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tại một số quốc gia tiêu biểu như Trung Quốc, Singapore và Thái Lan dưới góc nhìn bộ chỉ số tự do kinh tế thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam.

118 Khơi thông những “điểm nghẽn phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng tháp / Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Duy Thanh // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 107-109 .- 330

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp là trọng điểm về sản niệm du lịch, không gian văn hoá... Không chỉ phát huy tốt lợi thế, thời gian qua, Đồng Tháp đã nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư nghệ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách như liên kết vùng, làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Khu kinh tế cửa khẩu Đồn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bài viết này phân tích những “điểm nghẽn” trong phát và kiến nghị giải pháp khơi thông những “điểm nghẽn” này.

119 Thúc đẩy liên kết vùng để phát triển kinh tế tỉnh Nam Định trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi số / Hoàng Thị Kim Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 19-21 .- 330

Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025, tỉnh Nam Định nhấn mạnh coi thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tỉnh trong quá trình phát triển, nhất là trong xu thế hợp tác, toàn cầu hoá như hiện nay nhằm mở ra các cơ hội phát triển đồng bộ cho các huyện, thành phố và toàn tỉnh. Trước bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới và chuyển đổi số, tỉnh Nam Định cần có chiến lược hành động xuyên suốt, nhất quán để phối hợp trong đó có đầy mạnh liên kết vùng.

120 Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đôi sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam / Trần Quang Phú // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 42-44 .- 330

Các thách thức ngày càng lớn, từ quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh đã và đang đặt ra yêu cầu tất yếu cần phải hình thành các đô thị đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn, thông minh hơn. Bắt kịp với xu thế toàn cầu và quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang vận hành các chiến lược xây dựng các thành phố thông minh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng... Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các thành phổ thông minh trên cả nước đã và đang gặp thách thức. Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới “thông minh” trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.