CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
231 Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của L/C / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 71-80 .- 340

Làm rõ giá trị của UCP tại VIệt Nam cũng như tính độc lập của L/C so với hợp đồng mua bán được thể hiện trong án lệ số 13/2017.

232 Thủ tục nói tại một số thiết chế tài phán quốc tế / Đinh Phạm Văn Minh // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 42-55 .- 340

Phân tích thủ tục nói tại 3 thiết chế tài phán quốc tế có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia gồm: Tòa án công lí quốc tế, Tòa án luật biển quốc tế và Tòa trọng tài thường trực quốc tế, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

233 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 56-68 .- 340

Phân tích những quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cách xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.

234 Pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - bình luận và kiến nghị / Vũ Thị Hải Yến // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 80-91 .- 340

Phân tích, làm rõ khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khái niệm và các loại chỉ dẫn thương mại, trên cơ sở đó nhận diện các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đế chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.

235 Bảo vệ kì vọng chính đáng của nhà đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số lưu ý cho Việt Nam / Đào Kim Anh // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 3-17 .- 340

Phân tích cơ sở hình thành của học thuyết về kì vọng chính đáng của nhà đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế và thực tiễn áp dụng học thuyết này trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư.

236 Học thuyết vật quyền và việc xây dựng chế định vật quyền theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa / Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Văn Phúc // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 18-28 .- 340

Phân tích học thuyết vật quyền và lợi ích của việc xây dựng chế định này theo hệ thống pháp luật châu Âu lục đia mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình sử đổi pháp luật dân sự nhằm đáp ứng các tiêu chí hội nhập.

237 Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền / Nguyễn Đức Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 3-21, 29 .- 340

Phân tích với các yếu tố cấu thành nội dung: (1) Quyền lực nhà nước bị giới hạn, bị iểm soát và ràng buộc bởi pháp luật; (2) Bảo đảm hiệu lực tối thượng của hiến pháp và luật; (3) An toàn pháp lý; (4) Bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trước tòa án; (5) Bảo vệ hiệu lực của pháp luật bởi cơ quan tài phán độc lập, xét xử công bằng theo thủ tục chặt chẽ; (6) Gắn pháp quyền với bảo đảm, bảo vệ tự do, nhân phẩm, công bằng, công lý, dân chủ và quyền con người.

238 Hoàn thiện pháp luật quản lý cư trú đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam / Cao Vũ Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 22-29 .- 340

Phân tích những bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý cư trú đối với người nước ngoài.

239 Chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay / Cao Đại Đoàn // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 3-13 .- 340

Phân tích thục trạng pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị.

240 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là pháp nhân / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 1-21 .- 340

Phân tích thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là pháp nhân và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong lĩnh vực này.