CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
221 Chất lượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền / Nguyễn Văn Quân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 3 – 9 .- 340

Trong mô hình nhà nước pháp quyền, vai trò của pháp luật được đề cao như là phương tiện bảo vệ quyền và tự do cơ bản của cá nhân, hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của nhà nước. Tuy nhiên, việc đề cao vai trò của pháp luật lại dẫn tới xu hướng lạm phát pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn pháp lý của các chủ thể trong xã hội. Các tiêu chuẩn về chất lượng pháp luật được đặt ra nhằm giải quyết những hệ quả của lạm phát pháp luật.

222 Một số quy tắc giải thích pháp luật thành văn của Úc và gợi mở cho Việt Nam / Huỳnh Thị Sinh Hiền // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 7 (363) .- Tr. 3 – 11 .- 340

Giới thiệu các phương pháp giải thích pháp luật thành văn ở Úc. Các phương pháp này có thể được xem như là công cụ khoa học hỗ trợ các thẩm phán Việt Nam hiểu ý chí của nhà lập pháp đối với các quy định, góp phần nâng cao tính chính xác và thống nhất của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử.

223 Quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 / Nguyễn Minh Oanh, Chu Thị Lam Giang // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 39-45 .- 340

Giới thiệu khái quát về quyền hưởng dụng, một loại quyền khác đối với tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

224 Pháp luật về các phương thức tống đạt giấy tờ ra nước ngoài / Ngô Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hồng Bắc // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 64-73,84 .- 340

Phân tích, so sánh các phương thức tống đạt giấy tờ thông qua cơ quan trung ương (Bộ Tư háp), cơ quan đại diện ngoại giao, dịch vụ bưu chính được quy định trong pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.

225 Kiểm soát sự du nhập của sinh vật ngoại lai xâm hại nhìn từ góc độ pháp lý / Phan Huy Hồng, Đặng Hoa Trang, Danh Phạm Mỹ Duyên // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 10-17 .- 340

Phân tích sự du nhập có chủ đích và du nhập không có chủ đích của sinh vật ngoại lai (SVNL) xâm hại và thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát sự du nhập của SVNL xâm hại nhằm tìm kiếm các giải pháp pháp lý cho việc kiểm soát sự du nhập của SVNL xâm hại một cách hữu hiệu hơn.

226 Điều tiết giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 18-24 .- 340

Phân tích các quy định củ pháp luật hiện hành về điều tiết giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật.

227 Không yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố đối với các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu / Mai Thanh Hiếu, Phạm Thái // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 25-32 .- 340

Phân tích các điều kiện và hậu quả pháp lý của không yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố, trên cơ sở đô, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

228 Xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự tại một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 33-42 .- 340

Trình bày 3 nội dung chính: nhận thức chung về xã hội hóa hoat động thi hành án hình sự; xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự tại một số nước trên thế giới; bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự.

229 Bàn về các nguyên tắc pháp luật chung trong luật quốc tế / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 51-61 .- 340

Trình bày 3 nội dung sau: 1. Khái niệm và đặc điểm của các :nguyên tắc pháp luật chung”; 2. Vai trò của nguyên tắc pháp luật chung trong pháp luật quốc tế và 3. Kết luận.

230 Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng: một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 62-70 .- 340

Trình bày 3 nội dung chính: 1. Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng - nguyên tắc cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; 2. Ngoại lệ của nguyên tắc độc lập và 3. Thực tiễn thanh toán tín dụng tại Việt Nam.