CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
151 Mấy vấn đề về chính sách pháp luật phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay / Bùi Đức Hiển // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (kỳ 2) .- Tr. 21-23 .- 340

Thực trạng chính sách pháp luật về phát triển bền vững ở Việt Nam; Nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về phát triển bền vững ở Việt Nam.

152 Hoàn thiện pháp luật về giới hạn đảm bảo an toàn trong quản lí hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại / Phạm thị Giang Thu, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Lương // Luật học .- 2020 .- Số 9 (2019) .- Tr.77 – 90 .- 340

Giới hạn hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại hiện nay đang được xem xét, đánh giá do quy định của pháp luật hiện hành chưa rõ ràng, việc áp dụng và tuân thủ pháp luật còn nhiều nội dung cần phân tích, đánh giá. Bài viết làm rõ các hạn chế trong pháp luật hiện hành liên quan đến giới hạn về vốn đầu tư, quy định điều kiện, các loại chứng khoán đầu tư và hoạt động ủy thác đầu tư… Trên cơ sở những hạn chế được phân tích, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giới hạn đảm bảo an toàn trong quản lí hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại.

153 Pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen – Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Thanh Huyền // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr. 46 – 58 .- 340

Bài viết làm rõ khái niệm tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, nguyên tắc tiếp cận nguồn gen, chủ thể tiếp cận nguồn gen và chủ thể cung cấp nguồn gen; cách thức tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen; quản lí nhà nước về tiếp cận nguồn gen. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen.

154 Hạn chế của pháp luật về du lịch trong quy định bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và kiến nghị hoàn thiện / Đào Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 47 – 52 .- 340

Luật Du lịch năm 2017 đã có hiệu lực và đang được thực thi. Nhưng trong quá trình áp dụng, Luật đã bộc lộ một số hạn chế. Một trong những hạn chế đó là thực hiện quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm với khách du lịch khi có sự kiện rủi ro xảy ra.

155 Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại - Một số bất cập và giải pháp / Hoàng Thị Lệ Mỹ // Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 27-31 .- 343

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm của khách hàng với những hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi và so tiền gian lận cũng ngày lớn. Chính vì vậy, Việc đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng chống gian lận bảo hiểm. Điều này đặt ra yêu cầu nhận diện những bất cập về pháp luật trong việc phòng chống gian lận bảo hiểm thương mại và hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này.

156 Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn tại Cộng hòa Liên bang Đức / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 11 (230) .- Tr. 33 - 41 .- 340

Nghiên cứu quy định pháp lý về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức, để từ đó, rút ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện chế định pháp luật về công ty này tại Việt Nam.

157 Công ty hợp vốn cổ phần theo pháp luật Đức và những vấn đề gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Lâm, Vũ Quang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 22 - 32 .- 332

Tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật công ty của Đức về chế định công ty hợp vốn cổ phần, từ đó đưa ra các gợi ý cho việc xây dựng chế định pháp luật về loại hình này trong pháp luật Việt Nam.

158 Điều chỉnh thống nhất pháp luật về viên chức giữa trường đại học công lập và tư thục / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 35-39 .- 340

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật về viên chức trong trường đại học, tác giả nhận thấy hệ thống các quy định pháp luật về viên chức trong trường đại học của nước ta tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo. Ngay chính trong các quy phạm phấp luật, đã có sự phân biệt giữa việc điều chỉnh viên chức trường đại học công lập với những đối tượng có vị trí, chức năng, nhiệm vụ tương tự tại các trường đại học tư thục. Tác giả đưa ra lý do, kiến nghị, định hướng rà soát, xây dựng, thống nhất toàn bộ các quy phạm pháp luật về viên chức trong trường đại học cả công lập và tư thục.

159 Xây dựng pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam / Đỗ Việt Hải // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 29-34 .- 621.042

Pháp luật về phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay tuy đã có nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các phương diện từ vấn đề nhận thức, xây dựng chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, nhưng những kết quả đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của thực tế. Bài viết phân tích sự cần thiết xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phát triển nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và đặt ra vấn đề cần tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới, đưa đất nước phát triển với nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.

160 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 21-28 .- 340

Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội, bởi pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò quản lí xã hội khi con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông có tầm quan bọng chiến lược, góp phần trang bị cho học sinh hành trang vững chắc để bước vào ngưỡng cửa trở thành người công dân của đất nước, đồng thời là một trong những con đường để hình thành, phát triển nhân cách cho các em. Do đó, giáo dục pháp luật phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của bất kì một quốc gia nào. Tuy vậy, ở nước ta, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn tới nhận thức pháp luật của học sinh đa phần còn hạn chế, tỉ lệ học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Bài viết này trình bày và phân tích kinh nghiệm về GDPL cho học sinh phổ thông của một số nước trên thế giới và gợi mở một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian tới.