CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biến đổi khí hậu

  • Duyệt theo:
71 Đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu cùng Đồng bằng sông Cửu Long / Từ Diệp Công Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 16-18 .- 363

Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như cả nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là bối cảnh biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long phải phát huy mọi tiềm năng vốn có, không để tụt hậu trong thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó, Đồng bằng sông Cửu Long phải cùng lúc tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau trên tổng thể các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng... Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực – chiến lược phát triển con người, đáp ứng yêu cầu thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

72 Minh bạch hóa quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN / Nguyễn Minh Quang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 46-49 .- 363

Công cụ giám sát đập thủy điện Mekong (MDM) nhằm minh bạch hóa và đề cao trách nhiệm trong quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong những năm qua đã khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước của khu vực hạ lưu ngày càng trở nên khó khăn. MDM được cho là công cụ tiên phong trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong quan trị nguồn nước xuyên biên giới ở các quốc gia thượng nguồn, giúp cung cấp dữ liệu và bằng chứng thực tế để hạn chế việc “thao túng thông tin”, từ đó cải thiện năng lực và sự chủ động ứng phó của cộng đồng ở vùng hạ lưu.

73 Phát thải dòng bằng “0” mục tiêu không thể trì hoãn / Huỳnh Thị Lan Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5 (379) .- Tr. 29-30 .- 363.7

Các nhà khoa học đã chứng minh cần đưa thế giới về trạng thái phát thải ròng bằng không càng sớm càng tốt, chậm nhất la năm 2050 để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

74 Một số giải pháp công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 42-43 .- 363

Thừa Thiên Huế thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nên công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đặc biệt nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại vê người, tài sản, môi trường.

75 Biến đổi khí hậu gây thiệt hại hàng tỷ USD trên thế giới năm 2021 / Đỗ Tuấn Đạt // Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 64-65 .- 363

Tập hợp lại những câu chuyện về tác động khí hậu trong năm 2021 và ước tính các tổn thất để mỗi quốc gia nói chung cần đưa ra các cam kết chính trị để chống lại biến đổi khí hậu.

76 Hoàn thiện pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu / Trương Thị Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 26-28 .- 340

Để có chính sách nhằm quản lý, ứng phó hữu hiệu với các tác động của nó, Cục Biến đổi khí hậu tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước đạt tiến độ và chất lượng và được các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.

77 Tín dụng xanh : góc nhìn từ một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam / // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr. 56-63 .- 332.12

Phân tích tổng hợp và đánh giá kinh nghiệm thực tiễn triển khai tín dụng xanh tại ba quốc gia có mức độ xanh hóa tăng dần của hệ thống tài chính quốc gia cũng nư mức độ hoàn thiện và sự đa dạng của các chính sách thúc đẩy tín dụng xanh theo tiêu chuẩn xếp hạng quốc tế GGFI 7 là Hà Lan, Mỹ và Nga, cùng hàm ý chính sách phù hợp với Việt Nam.

78 Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và diễn biến khí hậu cực đoan tỉnh Ninh Thuận / TS. Nguyễn Văn Hồng, PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, ThS. Nguyễn Quang Huy // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 24 (374) .- Tr. 44-47 .- 363

Trình bày đặc điểm, xu thế khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi, gió) và diễn biến các hiện tượng khí hậu cực đoan (hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới) tại tỉnh Ninh Thuận.

79 Phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu / Nguyễn Hoàng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 1+2 (375+376) .- Tr. 80-81 .- 363

Thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài trách nhiệm của nhà nước còn là trách nhiệm của doanh nghiệp, của cả cộng đồng.

80 Giải pháp bê tông cốt phi kim bền vững cho các công trình ứng phó biến đổi khí hậu / // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 84-86 .- 624

Giải pháp bê tông cốt phi kim của công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam đem lại hiệu quả thiết thực cho nhiều dự án ở Tp. HCM. Hà Nội, Cà Mau, Thái Bình Bà Rịa - Vũng Tàu, … đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá để ứng dụng rộng rãi. Khảo sát thực nghiệm ứng xử và khả năng chịu lực bê tông cốt thép, xây dựng hướng dẫn, cơ sở cho công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu của khu vực ĐBSCL.