CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
51 Giải pháp tư vấn thông minh hỗ trợ canh tác cây trồng trong bối cảnh ứng phó biến đổi khí hậu và biến động thị trường / Nguyễn Thị Mỹ Truyền, Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, Nguyễn Thị Thúy Hằng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 13(387) .- Tr. 48-50 .- 363.7
Phân tích các tương tác, thiết lập lớp và đối tượng đồng thời cung cấp giao diện tương tác. Kết quả thiết lập hệ thống phần mềm cho thấy nó có hiệu quả trong hỗ trợ tính toán và cung cấp kết quả ra quyết định với giao diện đầu ra là sinh khối và năng suất. Phần mềm này được thiết kế dạng module nên có thể linh hoạt bổ sung các thành phần thông tin cần thiết và như vậy có thể giúp hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững.
52 Chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Trần Hoàng Anh, Trương An Hà, Ngô Thị Tố Nhiên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 26-29 .- 363
Trình bày chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Sự phát triển nhanh chóng của nhiệt điện than trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt nhiệt điện than; đồng thời trở thành nguồn cung cấp điện chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đứng trước các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu cũng như các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải, Việt Nam cần có chiến lược sử dụng hiệu quả loại hình nguồn điện này. Bài toán cho nhiệt điện than cần cân nhắc nhiều giải pháp từ góc độ kỹ thuật, chính sách, xã hội cho đến cơ chế tài chính và các bài học kinh nghiệm quốc tế để cân bằng giữa đảm bảo an ninh năng lượng và đóng góp vào mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Các giải pháp có thể được xem xét bao gồm cải tiến kỹ thuật, nâng cấp công nghệ để tăng hiệu suất, tăng khả năng vận hành linh hoạt; cải thiện chế độ vận hành, quy trình bảo trì bảo dưỡng; nghiên cứu áp dụng công nghệ thu hồi CO2, xây dựng lộ trình và cơ chế chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than phù hợp để đảm bảo quá trình chuyển dịch công bằng cho tất cả các bên liên quan.
53 Rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu và động thái của các cơ quan quản lý / Nguyễn Anh Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 12(597) .- Tr. 35-40 .- 658
Bài viết xem xét những loại rủi ro mà các tổ chức sẽ phải đối mặt và động thái ứng phó của các cơ quan quản lý.
54 Hydro xanh giải pháp chống biến đổi khí hậu / Bảo Hà // .- 2022 .- Số 255+256 .- Tr. 23-24 .- 363.7
Sự phát triển nền kinh tế hydro được đánh giá sẽ là giải pháp giúp mục tiêu bảo vệ khi hậu. Khí hydro thúc đẩy quá trình khử carbon trong quy trình công nghiệp và trong các ngành kinh tế giảm thiểu chi phí đáng kể.
55 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Bình Định và khuyến nghị một số giải pháp ứng phó / Nguyễn Nhật Minh, Trần Thị Hồng Hiền, Đỗ Phong Lưu, Hoàng Thị Minh // Môi trường .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 55-59 .- 363
Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
56 Công nghệ đồng phát hạt nhân và triển vọng phát triển / Đinh Văn Chiến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 58-61 .- 363
Nghiên cứu trình bày công nghệ đồng phát hạt nhân và triển vọng phát triển. Công nghệ đồng phát là công nghệ đồng thời sản xuất điện năng và nhiệt năng hữu ích từ nguồn năng lượng sơ cấp. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng và những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, năng lượng hạt nhân tiếp tục được nhiều quốc gia lựa chọn như là một phần trong chính sách phát triển bền vững. Nguồn năng lượng này không những tạo ra lượng điện năng dồi dào mà còn có tiềm năng rất lớn trong ứng dụng công nghệ đồng phát để cung cấp nhiệt dưới dạng hơi nước hoặc khí, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cuả người dân và quy trình sản xuất trong công nghiệp.
57 Biến đổi khí hậu tác động đến vấn đề liên vùng, liên lĩnh vực / Phương Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 66-67 .- 363
Do đặc điểm địa lý, mỗi khu vực có vị trí địa lý và địa hình khác nhau, mức độ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mỗi vùng, lĩnh vực cũng khác nhau, dựa trên tiêu chí cơ bản về nước biển dâng, đặc trưng ảnh hưởng của biến đổi khía hậu. Nhận diện rõ các tác động đến vấn đề liên vùng, liên lĩnh vực để có các giải pháp phòng chống, thích ứng hiệu quả.
58 Một số phát hiện về biến đổi khí hậu và các tác động đến công trình xây dựng ở Việt Nam / PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Lê Thị Kim Dung, ThS. Nguyễn Ngọc Bình // Kiến trúc .- 2022 .- Số 3 (323) .- Tr. 18-21 .- 720
Sơ lược về các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo khí hậu trong tương lai; Công trình phải hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu; Dự báo biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Công trình kiến trúc chịu tác động của biến đổi khí hậu; Hiệu quả và các giải pháp thiết kế hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu.
59 Quy hoạch không gian du lịch biển tỉnh Quảng Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, tầm nhìn 2050 / ThS.KTS. Lê Thị Kim Anh // Quy hoạch xây dựng .- 2022 .- Số 115+116 .- Tr. 84-89 .- 711
Xác lập quy hoạch không gian du lịch ven biển tỉnh Quảng Nam thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu có tầm nhìn đến năm 2050 nhằm góp phần định hướng quy hoạch chung của toàn tỉnh trong phát triển du lịch bền vững thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
60 Xác định tiêu chí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa / TS. Lê Kim Dung, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Khánh Linh, Lê Hữu Thắng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 33-35 .- 363
Làm sáng tỏ về cơ sở lý luận, giúp cho vận dụng vào phân tích, đánh giá định lượng mức độ tác động, góp phần tổ chức lãnh thổ và phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn bền vững.