CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
81 Thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng : chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 3-11 .- 363
Ứng phóvới biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, có quan hệ, tác động qua lại, quyết định sự phát triển bền vững; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Vì thế, văn kiện Đại hội XIII dành nhiều quan tâm về vấn đề này và có những điểm mới so với Đại hội XII, đặc biệt là việc chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới. Ngoài ra, Việt Nam tham gia tích cực, trách nhiệm, đưa ra những cam kết ủng hộ các sáng kiến toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu tại COP26, đồng thời hành động thiết thực, hiệu quả trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một trong những thách thức an ninh phi truyền thống nghiêm trọng nhất hiện nay với toàn thế giới.
82 Tác động của biến đổi khí hậu đến một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh vĩnh phúc và các giải pháp ứng phó / Lê Xuân Thái // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 64-71 .- 363
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong những năm gần đây, tình hình thời tiết Vĩnh Phúc đã có những diễn biến phức tạp, có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mưa, bão tăng cả về số lượng và cường độ. Theo các kịch bản BĐKH trong thế kỷ21 của tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệt độ và lượng mưa đều thể hiện xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở trên toàn tỉnh (nhiệt độ tăng từ 0,8oC -4,2oC; lượng mưa tăng từ3 -31%). Tuy nhiên, mức biến đổi có sự khác biệt khá rõ giữa các kịch bảnvà các vùng của tỉnh. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, cần các giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó hiệu quảvới BĐKH của tỉnh trong thếkỷ21.
83 Nhận diện một số tiềm năng vốn tự nhiên cho phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh / Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 72-80 .- 658
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt, có ý nghĩa và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế. Ngoài ra, tỉnh có nhiều lợi thế về vốn tự nhiên như tài nguyên đất,nước,rừng, biển...phục vụ cho phát triển nông nghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh còn những hạn chế, chủ yếu tập trung khai thác tiềm năng đất đai, chưa tương xứng với tiềm năng vốn tự nhiên. Vì vậy, cần có những giải pháp phát huy giá trị của vốn tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.
84 Vai trò của đầu tư tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu / Phạm Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 42-44 .- 332.1
Biến đổi khí hậu đang gây ra những hệ lụy khôn lường như: nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường... dẫn đến những bất ổn về kinh tế - xã hội. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp và một trong những giải pháp được chú trọng thực hiện là tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết này phân tích vai trò của đầu tư tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này…
85 Biến đổi khí hậu với phát triển đô thị : thực trạng, kinh nghiệm và một số giải pháp / PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến // Xây dựng .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 16-19 .- 624
Khái quát về tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển đô thị, kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu các tác động này.
86 Thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới đàm phán biến đổi khí hậu tại COP 26 / TS. Chu Thị Thanh Hương, PGS. TS. Lã Thanh Hà // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 12-15 .- 363
Trình bày những nội dung thích ứng với biển đổi khí hậu trong đàm phán về biến đổi khí hậu, các nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam đến năm 2020 và kiến nghị xem xét thực hiện thời gian tới.
87 Nghiên cứu, đánh giá Luật Biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Huệ, Hoàng Thị Thảo, Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Thị Bích Ngọc // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 28-30, 65 .- 363
Tổng quan nội dung trong Luật Biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật Biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
88 Sinh kế của cư dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu : những vấn đề lý luận và thực tiễn / Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 74 - 83 .- 330
Bài viết đưa ra các luận chứng khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu, sinh kế ven biển; phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế ven biển trên các góc độ: nguồn lực sinh tế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế. Qua đó, bài viết gợi ý một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển Việt Nam.
89 COP26 và đóng góp của Việt Nam cho mục tiêu toàn cầu / GS. Trần Thục // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 18-20 .- 363
Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức từ ngày 31/10 đến 13/11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Trong 14 ngày diễn ra hội nghị, COP26 đã tập trung vào các vấn đề: tài chính dành cho thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, khung hành động giảm thiểu rủi ro để giúp các quốc gia xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lánh đạo về rừng và sử dụng đất, cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, tuyên bố toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch, ý đinh thư với Tổ chức Emergent trong khuôn khổ Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF).
90 Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến ngành đánh cá Việt Nam / Lê Văn Chơn, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Lan Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 5-17 .- 330
Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và chiếm 3,07% GDP toàn quốc, tuy nhiên, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và thiên tai. Sử dụng dữ liệu bảng của 28 tỉnh ven biển từ năm 2002-2018, bài báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) bao gồm thiên tai và thời tiết lên sản lượng đánh bắt cá của Việt Nam. Bài báo chỉ ra lượng mưa và áp thấp nhiệt đới không có ảnh hưởng rõ rệt lên sản lượng đánh bắt cá. Ngoài ra, bài báo tìm ra kết quả khá thú vị là bão và tốc độ gió trung bình làm tăng sản lượng đánh bắt cá khi các yếu tố khác không đổi. Từ nghiên cứu về tác động của BĐKH lên sản lượng đánh bắt cá, bài báo đưa ra một số hàm ý chính sách trong việc quản lý bền vững ngành cá trước sự biển đổi của thiên tai và thời tiết.