CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
61 Hiện trạng dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu / ThS. Hoàng Thị Thảo, ThS. Nguyễn Minh Khoa, ThS. Nguyễn Ngọc Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 7 (381) .- Tr. 18-19 .- 363
Làm rõ một số hiện trạng rủi ro, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu những năm gần đây tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.
62 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học / Thu Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 7 (381) .- Tr. 56-57 .- 363
Dưới áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suất khiến đa dạng sinh học nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
63 Nguồn gốc và xu hướng biến đổi các khí nhà kính (cacbon dioxide và methane) trong lòng các hang động đá vôi đã và đang khai thác du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng / Trần Ngọc, Trịnh Anh Đức // .- 2022 .- Số 1(50) .- Tr. 46-54 .- 363
Nghiên cứu sự biến đổi các khí nhà kính cacbon dioxide và methane trong lòng hang đá vôi với các hang động đã và đang khai thác du lịch. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu bên trong các hang động có những nguyên lý riêng của nó, không giống với môi trường không khí bên ngoài.
64 Tác động của biến đổi khí hậu và các chiến lược để thích ứng / Phương Linh // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 63-65. .- 363
Trình bày xem xét các tác động mà biến đổi khí hậu đang gây ra đối với các hệ sinh thái và xã hội con người, cùng với các tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của cộng đồng để thích ứng với những thay đổi hiện tại cũng như tương lai. Đề cập tới các phát hiện nội bật của bản báo cáo dành cho các nhà hoạch định chính sách.
65 Đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu cùng Đồng bằng sông Cửu Long / Từ Diệp Công Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 16-18 .- 363
Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như cả nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là bối cảnh biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long phải phát huy mọi tiềm năng vốn có, không để tụt hậu trong thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó, Đồng bằng sông Cửu Long phải cùng lúc tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau trên tổng thể các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng... Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực – chiến lược phát triển con người, đáp ứng yêu cầu thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
66 Minh bạch hóa quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN / Nguyễn Minh Quang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 46-49 .- 363
Công cụ giám sát đập thủy điện Mekong (MDM) nhằm minh bạch hóa và đề cao trách nhiệm trong quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong những năm qua đã khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước của khu vực hạ lưu ngày càng trở nên khó khăn. MDM được cho là công cụ tiên phong trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong quan trị nguồn nước xuyên biên giới ở các quốc gia thượng nguồn, giúp cung cấp dữ liệu và bằng chứng thực tế để hạn chế việc “thao túng thông tin”, từ đó cải thiện năng lực và sự chủ động ứng phó của cộng đồng ở vùng hạ lưu.
67 Phát thải dòng bằng “0” mục tiêu không thể trì hoãn / Huỳnh Thị Lan Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5 (379) .- Tr. 29-30 .- 363.7
Các nhà khoa học đã chứng minh cần đưa thế giới về trạng thái phát thải ròng bằng không càng sớm càng tốt, chậm nhất la năm 2050 để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
68 Một số giải pháp công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 42-43 .- 363
Thừa Thiên Huế thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nên công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đặc biệt nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại vê người, tài sản, môi trường.
69 Biến đổi khí hậu gây thiệt hại hàng tỷ USD trên thế giới năm 2021 / Đỗ Tuấn Đạt // Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 64-65 .- 363
Tập hợp lại những câu chuyện về tác động khí hậu trong năm 2021 và ước tính các tổn thất để mỗi quốc gia nói chung cần đưa ra các cam kết chính trị để chống lại biến đổi khí hậu.
70 Hoàn thiện pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu / Trương Thị Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 26-28 .- 340
Để có chính sách nhằm quản lý, ứng phó hữu hiệu với các tác động của nó, Cục Biến đổi khí hậu tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước đạt tiến độ và chất lượng và được các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.