CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đào tạo--Nhân lực
31 Từ thực tiễn lập quy hoạch hiện nay đến việc đào tạo ngành quy hoạch ở Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh / ThS. KTS. Đoàn Ngọc Hiệp // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 37-41 .- 720
Trình bày trải nghiệm của tác giả trong công tác làm quy hoạch 20 năm qua cũng như một số kiến nghị và đề xuất về chương trình đào tạo ngành quy hoạch nhằm đổi mới quy trình quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch xây dựng đô thị nói riêng. Góp phần từng bước để đất nước chúng ta có thể hội nhập trong quy luật toàn cầu hóa hiện nay.
32 Nhu cầu đổi mới công tác đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn tại Việt Nam / TS. Trương Văn Quảng // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 42-45 .- 720
Khái quát về một số vấn đề chung trong công tác đào tạo chuyên ngành quy hoạch đô thị và nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, nêu một vài quan điểm và phương thức đổi mới.
33 Phát triển kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải miền trung nhìn từ đào tạo nguồn nhân lực / Võ Xuân Tiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 10 (461) tháng 10 .- Tr. 41-46 .- 658.3
Phân tích những bất cập, hạn chế của các cơ sở giáo dục đào tạo vùng duyên hải miền Trung trong quá trình cung cấp nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển và những giải pháp cần làm tốt để có thể thúc đẩy kinh tế phát triển trong tương lai.
34 Sử dụng hồi quy số liệu mảng đa bậc nghiên cứu vai trò của xuất khẩu và đào tạo lao động trong chuyển dịch cơ cấu lao động ngành tại Việt Nam / Nguyễn Thị Minh, Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Thảo // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 232 tháng 10 .- Tr. 19-27 .- 382
Đưa ra mô tả về thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động giữa các ngành của VN; Xây dựng và ước lượng mô hình số liệu mảng đa bậc nhằm đưa ra các đánh giá định lượng và một số kết luận và khuyến nghị chính sách.
35 Thực trạng nguồn nhân lực và tình hình sử dụng y học cổ truyền tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, năm 2014 / Nguyễn Đức Minh, Đặng Vũ Phương Linh, Đặng Minh Điềm,… // Y học thực hành .- 2016 .- Số 6 (1013) .- Tr.161 – 164 .- 658.3
Phân tích thực trạng nguồn nhân lực và tình hình sử dụng y học cổ truyền, qua đó đưa ra những biện pháp kịp thời để cải thiện việc sử dụng y học cổ truyền trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia.
36 Thực trạng đào tạo nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam / Nguyễn Minh Lợi // Y học thực hành .- 2016 .- Số 7 (1015) .- Tr. 7 – 10 .- 610.73
Trình bày thực trạng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng.
37 Toàn cầu hóa và những thách thức đối với Việt Nam trong phát triển doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực / PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Trần Văn Thắng, Tô Hoài Nam, Nguyễn Tuấn Hùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 31-41 .- 658
Từ một mô hình của các nhà khoa học Nhật Bản, bài viết trao đổi về cách tiếp cận trong việc giải quyết hai vấn đề: Toàn cầu hóa và xu thế phát triển của toàn cầu hóa; Những thách thức và điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Mục đích của bài viết nhằm làm rõ những thách thức của việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu và những chìa khóa để việc tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam.
38 Phương pháp đào tạo cán bộ, công chức và việc đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngân hàng nhà nước Việt Nam / TS. Đào Minh Phúc, ThS. Lê Văn Minh // Ngân hàng .- 2016 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 11-17. .- 658
Bài viết tổng quan các nghiên cứu có liên quan một cách khái quát nhất về đào tạo, phương pháp đào tạo người lao động, nguyên tắc lựa chọn phương pháp, … và qua đó, có gắn với lý thuyết có liên quan.
39 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nhật Bản thời Minh Trị / PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 21-32 .- 658
Thời kỳ Minh Trị duy tân là một trong những thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong vòng 30 năm tiến hành công cuộc duy tân, Nhật Bản từ một nước phong kiến theo thể chế bakuhan trở thành cường quốc duy nhất ở Châu Á, sánh nganh với các cường quốc Âu – Mỹ. Những kinh nghiệm lịch sử của công cuộc duy tân có giá trị to lớn đối với Nhật Bản và trên toàn thế giới. Một trong những thành tựu tiêu biểu của Minh Trị duy tân chính là chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhật Bản. Những kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực này có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
40 Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhật Bản (từ 1990 đến nay) / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 33-42 .- 658
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như việc sử dụng, quản lý, chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực này của Nhật Bản từ 1990 đến nay là những nội dung chủ yếu được đề cập đến trong bài viết này.