CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn hóa
41 Văn hóa truyền khẩu và văn hóa thành văn thời Trung Cổ: hai “quan sát/ hình dung nông dân” cuối thế kỷ XII – đầu thế kỷ XIII / Aron J. Gurevich // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 84-101 .- 400
Trình bày các tác phẩm về văn hóa truyền khẩu và văn hóa thành văn thời Trung Cổ: hai quan sát/ hình dung nông dân cuối thế kỷ XII – đầu thế kỷ XIII.
42 Vị thế xã hội, văn hóa và hối lộ của người dân Việt Nam / Lê Quang Cảnh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 252 tháng 6 .- Tr. 2-10 .- 330
Bài viết này nghiên cứu liệu người dân có vị thế xã hội và sống ở khu vực khác nhau có ảnh hưởng tới việc đưa hối lộ khi sử dụng dịch vụ công. Sử dụng số liệu từ Khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu Việt Nam, nghiên cứu chỉ rõ những người có địa vị xã hội thấp như có thu nhập thấp, người thuộc nhóm thiểu số có xác suất đưa hối lộ cao hơn, và người dân có khoảng tự do quyết định lớn hơn lại gắn chặt hơn với việc đưa hối lộ. Nghiên cứu cũng phát hiện những người dân sống ở khu vực nông thôn nơi văn hóa làng xã, họ hàng đan xen, những người sống ở nơi chấp nhận việc tố cáo tham nhũng thì có xác suất đưa hối lộ thấp hơn; trong khi người dân sống ở địa phương có khoảng tự do chính sách lớn thì đưa hối lộ nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cung cấp những dẫn chứng thực nghiệm phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện chính sách chống tham nhũng ở Việt Nam.
43 Nhận diện nhân tố cấu thành không gian văn hóa đường phố tại phố cổ Hà Nội / Lê Quỳnh Chi // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 69 – 78 .- 306
Xác định định các nhân tố chính cấu thành nên đặc tính riêng của đường phố phố cổ Hà Nội, với giả thuyết là các đặc tính riêng này góp phần đến sự bền vững văn hóa.
44 Đặc điểm tên gọi các loài thực vật và văn hóa của người Ê-Đê / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 24 - 32 .- 400
Tìm hiểu tên gọi thực vật tiếng Ê-đê về các phương diện nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm định danh để hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê qua lớp từ chỉ thực vật.
45 Xây dựng văn hóa quản lý chi phí bằng ngân sách từ số 0 / Ths. Đặng Thị Tâm Ngọc // Kế toán & Kiểm toán .- 2017 .- Số 167 tháng 8 .- Tr. 36-37,42 .- 658
Giới thiệu về ZBB, thông qua những lợi ích mà nó mang lại và nhwungx yếu tố cần thiết, hỗ trợ quá trình thực hiện ZBB tại DN.
46 Phát triển giá trị văn hóa bản địa trong phát triển du lịch cộng đồng: trường hợp bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang / Lương Thanh Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 1 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 81-83 .- 910.01403
Vài nét về bản Lô Lô Chải, hoạt động kinh tế sản xuất, vốn văn hóa hay những sản phẩm du lịch tiềm năng của cộng đồng bản Lô Lô Chải, du lịch cộng đồng ở bản Lô Lô Chải, một vài khuyến nghị.
47 Công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo: Khái niệm, phân loại và vai trò / ThS. Vũ Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 54-65 .- 327
Tìm hiểu khái niệm, các cách phân loại công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và từ đó nêu bật vai trò của ngành này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
48 Xây dựng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế / GS.TS. Hoàng Chí Bảo // Lý luận chính trị .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 9 – 16 .- 306
Nêu thực chất của “văn hóa trong chính trị” và “văn hóa trong kinh tế”. Từ nội dung văn hóa trong chính trị đến xây dựng văn hóa chính trị. Văn hóa trong kinh tế và xây dựng văn hóa kinh tế - Mấy vấn đề cốt yếu.
49 Bảo tồn và phát triển văn hóa - xã hội làng nghề ở Nam Bộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới / Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 4(15) tháng 12 .- Tr. 10-17 .- 910.597
Khái quát về thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa - xã hội làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vũng Nam bộ.
50 Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững qua trường hợp Việt Nam và Nhật Bản / TS. Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 9 (178)/2016 .- Tr. 68-75 .- 895
Đề cập về văn hóa với vai trò trụ cột, động lực và là nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Đó cũng là lợi thế, sức mạnh góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.