CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn hóa

  • Duyệt theo:
21 Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021 hướng tới kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022-2025 / Nguyễn Lê Anh, Vũ Thanh Tùng, Phan Văn Tới, Trần Thị Ngọc Trúc, Nguyễn Quốc Phong // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 62 (72) .- Tr. 3-6 .- 330

Bước vào năm 2021 kinh tế - văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19. Nhiều chỉ tiêu kinh tế suy giảm, dịch Covid còn diễn biến khó lường, điều này đòi hỏi Chính phủ cần có đối sách thích ứng. Bài viết ngoài ý kiến tham vấn còn góp thêm các chính sách giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới theo chiều sâu.

22 Đến Saudi Arabia khám phá không gian văn hóa Majlis / Nguyễn Danh Cường // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 42 – 43 .- 910

Saudi Arabia được gọi là " Vùng đất hai thánh đường " bởi có 2 nhà thờ hồi giáo linh thiêng là Al - Majlis - Haram (tại Mecca). Các loại hình văn hóa phi vật thể ở Saudi Arabia khá phong phú. Trong đó, không gian Majlis là một trong những di sản văn hóa đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, tượng trưng cho đối thoại giữa các nền văn hóa.

23 Ý thức dân tộc, quốc gia và đối trọng văn hóa trong thơ đi sứ Triều Nguyễn / Lê Quang Trường // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 7(593) .- Tr. 19-31 .- 895

Bằng những phân tích nghĩa hàm ẩn và tái giải mã văn hóa trong các tác phẩm tiền nhân, dưới góc nhìn ý thức dân tộc và văn hóa, người viết chỉ ra tinh thần hay ý thức dân tộc, ý thức lãnh thổ quốc gia và sự đối trọng văn hóa của các tác giả nhà nho trong vai trò sứ thần Việt Nam trên chặng đường làm nhiệm vụ bang giao.

24 Dân ca Tây Nguyên từ góc nhìn địa văn hóa / Nguyễn Ái Học // .- 2021 .- Sô 3 (27) .- Tr. 40-48 .- 306

Dân ca Tây Nguyên là một tài sản văn hóa tinh thần vô giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dân ca Tây Nguyên góp phần quan trọng tạo nên bản sắc nghệ thuật và bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Tiếp cận dân ca Tây Nguyên từ góc nhìn địa văn hóa là một hướng nghiên cứu khoa học gắn với cách tiếp cận các dân tộc học. Hướng tiếp cận khoa học này có thể vận dụng để tìm hiểu các loại hình nghệ thuật khác ở mọi vùng địa lí văn hóa.

25 Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong phát triển thương hiệu “Thành phố Sáng Tạo” / Bùi Văn Tuấn, Trần Thị Hiên // .- 2021 .- Số 3 (270 .- Tr. 59-68 .- 306.09 597

Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành và phương pháp phân tích tài liệu , kế thừa nghiên cứu từ các công trình đi trước đã chỉ ra Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nếu phát huy tốt các nguồn lực nội sinh, Hà Nội sẽ hướng tới trở thành Kinh đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và trở thành một trong những điểm sáng văn hóa của khu vực và Thế Giới.

26 Dự án đào tạo sở hữu trí tuệ ngành văn hóa – du lịch và định hướng xây dựng chương trình tổ chức giảng dạy văn hóa sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục Đại học / Từ Mạnh Lương // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 95-104 .- 346.597

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng là chìa khóa hội nhập với thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch nước ta hiện nay các tổ chức cá nhân vẫn chưa nhận thức chính xác, đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như vấn đề liên quan. Đặc biệt trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ nhiều bất cập và hạn chế. Bài viết góp phần định hướng, tổ chức, giảng dạy, tập huấn về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Việt Nam hiện nay.

27 Biến đổi đời sống văn hóa, xã hội của cư dân Đà Nẵng dưới tác động của Đại dịch Covid-19 năm 2020 / Lư Thúy Liên, Bùi Ngọc Như Nguyệt // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2021 .- Số 140 .- Tr. 12-17 .- 301

Giới thiệu đời sống văn hóa, xã hội của cư dân Đà Nẵng trong những năm qua và tình hình đời sống cư dân trên địa bàn trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Cuộc sống hiện tại của người dân thành phố Đà Nẵng hiện nay.

28 Vai trò của Thư viện đối với giáo dục Đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa về tri thức và văn hóa / Nguyễn Trọng Bình, Võ Ngọc Hạnh, Phạm Thị Ánh Nguyệt, Lê Thị Kim Lanh // .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 68-74 .- 378

Giáo dục Đại học là nơi diễn ra những hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm phục vụ cuộc sống. Bài viết dưới đây trình bày tầm quan trọng của Thư viện trong các hoạt động nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa về tri thức và văn hóa hôm nay.

29 Văn hóa ứng xử với bản thân ở Việt Nam : vấn đề và giải pháp / Trần Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Minh Nguyên // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 48-56 .- 800.01

Phân tích và chỉ ra một số vấn đề nổi cộm hiện nay về văn hóa ứng xử bản thân ở Việt Nam, trong đó có nguy cơ “đánh mất mình” trước các tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế thị trường, và “mất phương hướng” định vị bản thân trong bối cảnh xã hội nhiều áp lực và đòi hỏi mới. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển con người toàn diện dưới góc độ văn hóa ứng xử với bản thân từ góc độ nguyên lý triết học.

30 10 năm triển khai ngoại giao văn hóa: để thế giới biết đến Đà Nẵng nhiều hơn / Nguyễn Công Tiến // Đối ngoại Đà Nẵng .- 2020 .- 31 .- Tr. 16-19 .- 327

Tăng cường gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Đẩy mạnh gắn kết ngoại giao văn hóa và đối ngoại người việt ở nước ngoài. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động ngoại giao văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.