CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn hóa

  • Duyệt theo:
31 Văn học và nghiên cứu văn hóa / Johnathan Culler // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 14-22 .- 800.01

Phân tích nền tảng về quá trình phát triển của nghiên cứu văn hóa. Trình bày những điểm phân biệt về nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa.

32 Giới thiệu, tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa giai đoạn 1945-1985 / Trịnh Bá Đĩnh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 62-72 .- 800.01

Nghiên cứu việc giới thiệu, tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại. Giao lưu văn học là một hiện tượng phổ biến, có giao lưu thì mới có phát triển, thực tế văn học của dân tộc nào cũng vậy.

33 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua từ ngữ nghề bánh truyền thống ở Nam Bộ / Đỗ Thị Yên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 117-122 .- 400

Phân tích, khái quát những đặc trưng văn hóa Nam Bộ thể hiện qua từ ngữ nghề bánh truyền thống, đồng thời làm sáng rõ thêm những sắc thái văn hóa riêng của vùng đất phương Nam Tổ quốc.

34 Ảnh hưởng của văn hóa học đường đến kết quả học tập của học sinh tại Hà Nội / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 93-94 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện với những mục tiêu giúp cho nhà trường, giáo viên và các em học sinh trung học phổ thông (THPT) nhận biết về thwucj trạng văn hóa học đường hiện nay dưới góc nhìn của học sinh và sự tác động của văn hóa học đường tới kết quả học tập của học sinh. Dữ liệu được thu thập từ các học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm tác giả sử dụng hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng. Kết quả chỉ ra rằng sự gắn kết với trường học, tương tác giữa học sinh, cơ sở vật chất và quá trình học tập có các tác động tích cực đến là kết quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường sự gắn kết giữa văn hóa học đường và nâng cao kết quả học tập của nhóm học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

35 Ảnh hưởng của hoạt động thuyết trình đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên / Nguyễn Dương Hà, Phí Thị Mùi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 101-103 .- 371.018

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu tác động thực tiễn của việc thuyết trình trên lớp đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Thông qua các câu hỏi phỏng vấn cho giáo viên và bảng điều tra trực tuyến dành cho sinh viên tại Khoa Ngoại ngữ, nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích, hạn chế của hoạt động thuyết trình đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa Anh; từ đó đề xuất những gợi ý cho giáo viên và sinh viên cách thức cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động thuyết trình trên lớp trong quá trình bồi đắp năng lực văn hóa cho sinh viên.

36 Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử trong văn hóa người Việt Nam / Dương Thị Thu Hà // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 50-57 .- 395

Phân tích vai trò của “Tứ bất tử” trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trên một số bình diện của đời sống xã hội hiện nay.

37 Khai thác thế mạnh về sự tương đồng lịch sử - văn hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Philippines / Nguyễn Thị Lang Vinh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr. 30 – 36 .- 327

Nêu sự tương đồng về văn hóa lịch sử giữa Việt Nam và Philippines. Khái quát quan hệ Việt Nam – Philippines. Giải pháp khai thác thế mạnh về tương đồng lịch sử - văn hóa giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay.

38 Đo lường sự thích nghi văn hóa xã hội của tri thức trẻ nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh / Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng, Bùi Thị Thu Mỹ // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 17-29 .- 305.597 59

Phát triển mô hình đo lường khái niệm thích nghi văn hóa xã hội vào bối cảnh Việt Nam (VN), nhằm cung cấp một sự hiểu biết thấu đáo hơn về cách thức thích nghi của người nhập cư trí thức trẻ với đời sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

39 Tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam / TS. Vũ Diệu Trung, ThS. Phí Hải Nam // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 9 (338) .- Tr. 48 – 51 .- 070.4

Phân tích tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam từ các công trình nghiên cứu: Thương mại điện tử; Nghiên cứu về việc sử dụng Internet trong trẻ em; Văn hóa điện thoại di động; Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ; Tác động của những phương tiện truyền thông đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam; Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam; Tác động của các loại hình giải trí thông qua các phương tiện truyền thông mới đến lối sống con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Một số khía cạnh của các mối quan hệ cơ bản trong gia đình người dân Hà Nội đầu thế kỷ 21.

40 Đổi mới sáng tạo và văn hóa: kiểm nghiệm qua trường hợp Ixaren / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 476 tháng 1 .- Tr. 72-80 .- 371.1

Đổi mới sáng tạo là yêu cầu chủ đạo trong các nghiên cứu khoa học kinh tế. Bên cạnh vai trò của nhà nước, các cấu trúc giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghiệp và kinh doanh, đặc thù của quan hệ tương tác giữa các cấu trúc trong quá trình này, một số yếu tố quan trọng trong thành công của nền kinh tế đổi mới sáng tạo quốc gia là văn hóa. Bài viết nghiên cứu văn hóa đổi mới của Ixaren - đất nước đang là một trong những ví dụ sinh động nhất về xây dựng nền kinh tế đổi mới sáng tạo.