CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn hóa

  • Duyệt theo:
1 Sức mạnh mềm văn hóa của Iran / Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 07 (215) - Tháng 7 .- Tr. 3 - 10 .- 327

Theo nghiên cứu của Joseph Samuel Nye, sức mạnh mềm bao gồm ba nội dung cơ bản là văn hóa của quốc gia, tư tưởng chính trị và chính sách đối nội, chính sách ngoại giao và giá trị mà chính sách đó muốn truyền tải. Xác định rõ tầm quan trọng của sức mạnh mềm trong bối cảnh chính trị và hợp tác quốc tế có nhiều biến đổi, Quốc gia Hồi giáo Iran đã có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, theo hướng tiếp cận ngoại giao văn hóa linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách ngoại giao văn hóa của Iran dưới sự điều hành của Lãnh tụ tối cao đã đa dạng hơn, mục tiêu chính là truyền bá thông điệp của Cách mạng Hồi giáo ra thế giới. Chính phủ Iran định hình rõ bốn chủ thể đảm nhận nhiệm vụ ngoại giao văn hóa, trong đó nhấn mạnh vào Tổ chức Văn hóa và Hợp tác Hồi giáo ICRO. Trong giai đoạn 1979-2000, ngoại giao văn hóa của Iran có nhiều bước tiến vượt bậc, song gần đây có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, triển vọng trong thời gian tới vẫn sáng. Chính phủ Iran sẽ nỗ lực nhằm gia tăng sức mạnh văn hóa để nâng cao vị thế khu vực và toàn cầu.

2 Văn hóa bản địa Campuchia trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á / Phạm Thanh Tịnh // .- 2023 .- Số 8 (281) - Tháng 8 .- Tr. 32-42 .- 390

Nghiên cứu và đề cập đến những nét văn hóa bản địa Đông Nam Á, đồng thời làm sáng rõ những nét văn hóa bản địa của quốc gia được mệnh danh là “đất nước chùa tháp” trong bối cảnh đó – bối cảnh văn hóa Đông Nam Á.

3 An ninh phi truyền thống của Trung Quốc : nhìn từ an ninh văn hóa / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 28-30 .- 327

Vào tháng 4 năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng An ninh Quốc gia: "Tuân thủ khái niệm an ninh quốc gia tổng thể, đi theo con đường an ninh quốc gia đặc sắc Trung Quốc", đồng thời đề xuất một cách có hệ thống 11 loại hình an ninh quốc gia trong khuôn khổ an ninh quốc gia. Ngày 1 tháng 7 năm 2015, Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã thông qua "Luật An ninh Quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (sau đây gọi là "Luật An ninh Quốc gia"). Loại an ninh thứ năm trong số 11 loại an ninh này là an ninh văn hóa, điều này cho thấy an ninh văn hóa là một bộ phận quan trọng trong tổng thể an ninh quốc gia.

4 Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ thập niên 1990 tới nay / Nguyễn Ngọc Phương Trang // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 306

Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân. Trải qua 50 năm, quan hệ ngoại giao hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều thành tựu mới, nhất là trong lĩnh vực giao lưu văn hóa.

5 Phạm trù văn hóa trong sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu / Huỳnh Thái Chương // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 86-93 .- 800.01

Thông qua đối tượng là sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu, chỉ ra phạm trù nội dung và phạm trù hình thức trong phạm trù văn hóa, bằng cách khảo sát sau đó sử dụng phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý đồ thị, chỉ ra sự tồn tại và không tồn tại của hình thức và nội dung trong phạm trù văn hóa.

6 Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay / Vũ Trọng Lâm // .- 2023 .- Số 315 - Tháng 9 .- Tr. 35-42 .- 658

Bài viết làm rõ bản chất công nghiệp văn hóa, phân tích những bất cập trong phát triển thị trường công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp trọng tâm trong phát triển thị trường công nghiệp văn hóa ở nước ta thời gian tới.

7 Bồi dưỡng văn hóa kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Đường Xuân Tùng // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 16-18 .- 306.4

Hiện đang tồn tại không ít những quản lý doanh nghiệp thiếu bản lĩnh, quá non yếu trong quá trình hội nhập khiến bản sắc dân tộc trong văn hóa kinh doanh của một số doanh nghiệp bị lai tạp, mất đi nét đẹp vốn có. Vì vậy, để phát triển nền nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phát triển văn hoá kinh doanh một cách bền vững, bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

8 Tác động của yếu tố văn hóa đến cầu hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam / Trần Vinh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 57-59 .- 332

Nghiên cứu này xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến cầu hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã giải thích được 68,8% biến thiên của cầu tiêu dùng nhanh (biến Y) phụ thuộc vào các yếu tố như: thu nhập người tham gia khảo sát, giá bán sản phẩm và những yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách vĩ mô hiểu rõ hơn về thị trường hàng tiêu dùng nhanh.

9 Công nghiệp văn hóa sáng tạo và tiềm năng phát triển ở Việt Nam / Lưu Minh Đức // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 87-89 .- 306.4

Công nghiệp văn hóa sáng tạo là một xu hướng phát triển văn hóa ở các quốc gia trong thời đại kỹ thuật a. Đây là sự kết hợp giữa văn hóa và kinh tế để làm sao vừa thúc đẩy bảo tồn và phát huy các giá trị văn đau vừa tạo ra doanh thu, việc làm, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Việt Nam đã nhận thức và xây dựng khung chính sách từ khá sớm trong lĩnh vực này, nhưng cần cải thiện hơn nữa việc nghiên cứu và hiệu quả triển khai các chính sách đã đề ra.

10 Một số giải pháp vượt các rào cản văn hóa doanh nghiệp để chuyển đổi số thành công / Đoàn Anh Tú, Nguyễn Phạm Hải Hà // .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 106-112 .- 306.4

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, “Văn hóa”, “Quản trị” và “Chiến lược" là ba trụ cột của năng lực quản lý chuyển đổi số. Nhưng văn hóa doanh nghiệp còn có những rào cản khiến cho doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công. Do đó, để chuyển đổi số thành công bản thân doanh nghiệp phải vượt qua được các rào cản văn hóa doanh nghiệp, mà giải pháp trước tiên là khắc phục các thói quen, lối mòn làm việc xưa cũ, bản thân người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp phải là tấm gương của chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo. Đồng thời, doanh nghiệp luôn đánh giá đúng tình hình thị trường, đúng mình và đối thủ cạnh tranh, không tự mãn và ngủ quên trên chiến thắng. Cuối cùng, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, doanh nghiệp phải hành động, thực hiện từng bước chuyển đổi số qua 3 giai đoạn: “Doing Digital", "Becoming Digital", "Being Digital".