CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bất động sản

  • Duyệt theo:
101 Khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua / Nguyễn Thị Hạnh // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.16 – 23 .- 340

Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật dân sự; được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, BLDS năm 2005 và tiếp tục được thừa kế, phát triển trong BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi sử dụng bất động sản liền kề; tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu có thể khai thác hiệu quả tối đa công dụng của tài sản. Tuy nhiên từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề cho thấy vẫn còn có khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất. Trong đó, một loại tranh chấp chiếm tỷ lệ lớn trong các tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề là tranh chấp quyền về lối đi qua. Bài viết trao đổi về khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc nêu trên.

102 Giải pháp thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch tại Việt Nam / Đoàn Văn Bình // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.24 – 33 .- 340

Thị trường bất động sản du lịch tại Việt Nam đã hình thành và có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy chính sách thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch là giải pháp quan trọng giúp thị trường phát triển nhanh và bền vững. Bài viết phân tích về tiềm năng của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, kinh nghiệm thu hút người nước ngoài đầu tư vào phân khúc thị trường này tại một số nước và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam, tạo thêm động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.

103 Tác động của chính sách giám sát an toàn vĩ mô tới giá bất động sản tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 24-38 .- 332.1

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các công cụ chính sách an toàn vĩ mô cũng như các nhân tố kinh tế vĩ mô khác đến giá bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018. Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc NHNN áp trọng số rủi ro đối với kinh doanh bất động sản, và hạn chế đối tượng vay ngoại tệ có tác động làm giảm giá bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018. Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế nóng được chứng minh có ảnh hưởng lớn tới sự bùng nổ của thị trường bất động sản.

104 Tác động của vốn xã hội ngoài doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh doanh: Kết quả nghiên cứu sơ bộ các doanh nghiệp bất động sản nhà ở tại đông bằng sông Cửu Long / Lê Thanh Tùng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 244-255 .- 658

Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về vốn xã hội, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết lựa chọn nhà cung cấp và các công trình nghiên cứu trước đây về vốn xã hội và kết quả kinh doanh để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất về tác động của vốn xã hội ngoài doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản nhà ở tại đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhân tố trong mô hình đều có mối quan hệ tác động giống như mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất.

105 Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (EWOM) đến quyết định mua bất động sản của người dân Việt Nam / Hoàng Hồ Quang // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 372-380 .- 658

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với 521 quan sát đã chỉ ra rằng 6 yếu tố thuộc truyền miệng điện tử: sự tinh thông, sự tham gia, sự gắn kết, độ tin cậy của nguồn thông tin, chất lượng thông tin EWOM, số lượng EWOM ảnh hưỏng đến sự chấp nhận thông tin của EWOM, từ đó tác động đến ý định mua và quyết định mua bất động sản của người dân Việt Nam. Với những kết quả nghiên cứu này, bài viết sẽ là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, nhà kinh doanh bất động sản có thể phát triển kênh thông tin qua Internet nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.

106 Một số vấn đề về bản chất pháp lý của Condotel - Kinh nghiệm của thế giới và định hướng xây dựng hành lang pháp lý an toàn cho bất động sản Condotel phát triển tại Việt Nam / Doãn Hồng Nhung, Vũ Thị Liên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 35-42 .- 340

Sự xuất hiện những loại hình bất động sản như: Chung cư Mi-ni, căn hộ văn phòng, Offìcetel, Condotel, Hometel, Shophouse, Service apartment, nhà phố, biệt thự trong Resort... cần có các quy định pháp lý để việc vận hành thuận lợi trong đời sống, sản xuất và kinh doanh thương mại. Trong bối cảnh “nền kinh tế chia sẻ” và dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tạo dựng quy định pháp lý cho Condotel ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ đó tạo điều kiện cho Codotel phát triển an toàn và bền vững ở Việt Nam.

107 Chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam: thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thanh Lân // Kinh tế Xây dựng .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 4-12 .- 658

Trình bày diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam và phân tích một số nội dung liên quan đến chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian từ năm 2011-2016. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta phát triển tương đối trầm lắng với hai xu hướng trái chiều nhưng đến nay thị trường đã ổn định và bước sang giai đoạn phát triển mới. Có nhiều nguyên nhân và tác động của tình trạng trên, trong đó có những nguyên nhân và tác động từ thể chế, chính sách của Nhà nước. Đáng chú ý, các đạo luật liên quan đến điều chỉnh thị trường bất động sản đã có những thay đổi căn bản. Tuy vậy, để thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, cần thiết hoàn thiện thể chế và chính sách, cụ thể là các vấn đề như là: Minh bạch thị trường, cung cấp nguồn vốn dài hạn, luật đăng ký bất động sản và thuế bất động sản.

108 Thị trường bất động sản Việt Nam có mắc "căn bệnh Hà Lan"? / Trần Minh Tâm // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 65-69 .- 658

Thông qua lí thuyết kinh tế về "căn bệnh Hà Lan", bài viết chỉ ra các dấu hiệu của "căn bệnh Hà Lan" của thị trường bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài khuyến nghị nhằm phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam trong tương lai.

109 Các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn : nhìn từ góc độ ngành bất động sản Việt Nam / Lê Thị Nhung, Bùi Thị Minh Nguyệt // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 192 .- Tr. 27-30 .- 332.1

Thông quan việc sử dụng các phương pháp cơ bản trong hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) nhằm đánh giá tác động của các nhân tố bên trong tới tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của 54 công ty cổ phần bất động sản niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2013-2017. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách huy động vốn trong doanh nghiệp.

110 Những vấn đề pháp lý về phòng, chống rửa tiền trong giao dịch, kinh doanh bất động sản / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 9 (121) .- Tr. 37 – 43 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền trong giao dịch, kinh doanh bất động sản. Từ đó, bài viết đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.