CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chất lượng Cọc
41 Phân tích hiệu ứng nhóm của móng cọc chịu tải trọng ngang bằng lời giải Mindlin / ThS. NCS. Phạm Tuấn Anh, PGS. TS. Nguyễn Tương Lai, TS. Trịnh Việt Cường // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 47-53 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu hiệu ứng tương tác các cọc trong nhóm cọc chịu tải trọng ngang. Trong phương pháp này, tương tác giữa các cọc trong nhóm được xác định thông qua ứng suất lan truyền trong đất truyền từ cọc này đến cọc kia theo lời giải Mindlin. Mô hình các cọc đơn sử dụng mô hình Winkler với lò xo tuyến tính. Nghiên cứu xét đến các dạng tương tác cọc – đất, cọc – đất – cọc và cọc – đài móng. Bài toán giải quyết hai trường hợp là đầu cọc tự do và đầu cọc ngàm cứng với đài.
42 Nghiên cứu sự phân bố tải trọng của cọc trong móng bè – cọc bằng phương pháp PRD và phương pháp phần tử hữu hạn ở điều kiện đất Cần Thơ / Võ Văn Đấu, Võ Phán, Trần Văn Tuẩn, Lê Minh Tâm // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 74-78 .- 624
Nghiên cứu sự phân bố tải trọng giữa bè và cọc trong móng bè cọc dưới tác dụng của tải trọng công trình bằng phương pháp Poulos – Davis – Randolph (PDR) và phương pháp phần tử hữu hạn (FEM). Phương pháp phần tử hữu hạn được sự hỗ trợ của phần mềm Plaxis 3D Foundation để nghiên cứu. Các phương pháp phân tích, tính toán sự chia tải giữa bè, lực dọc trục của cọc từ các thông số của đất trong thực tế ở thành phố Cần Thơ.
43 Thiết lập công thức cho hệ số Beta trong tính toán chọc thủng đài cọc do cọc biên gây ra / TS. Nguyễn Cẩn Ngôn, TS. Nguyễn Sỹ Minh, ThS. Phan Huy Thiện // .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 20-23 .- 624
Trình bày cách thiết lập công thức cho hệ số Beta trong tính toán chọc thủng đài cọc do cọc biên gây ra. Khi tính toán chọc thủng kỹ sư phải tuân theo hướng dẫn TCVN 5574:2012, do vậy bài lần lượt trình bày: tính toán chọc thủng đài cọc do cọc biên gây ra theo TCVN 5574:2012; đề xuất công thức dùng cho tính toán hệ số Beta; xác định độ tin cậy của công thức khi so sánh với việc tra theo bảng tra và cuối cùng là một số kết luận và đề xuất.
44 Kiến nghị về sử dụng phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc lấy từ thiết kế theo ứng suất cho phép trong thiết kế theo trạng thái giới hạn / TS. Trịnh Việt Cường // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 16-22 .- 624
Trình bày một số nhận xét về việc sử dụng một số phương pháp sức chịu tải của cọc lấy từ thiết kế theo ứng suất cho phép trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc của Việt Nam và kiến nghị cách xác định hệ số an toàn tương đương.
45 Đề xuất phương pháp tính toán móng cọc ép BTCT theo TCVN 10304:2014 cho địa chất thành phố Vĩnh Long / ThS. Trương Công Bằng, ThS. Đinh Hoài Luân // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 123-127 .- 624
Đề xuất phương pháp tính toán móng cọc ép BTCT theo TCVN 10304:2014 cho địa chất thành phố Vĩnh Long, sau đó so sánh với kết quả thí nghiệm nén tĩnh để tìm ra phương pháp tính gần đúng nhất của TCVN 10304:2014.
46 Ảnh hưởng của thân trụ và chiều dày bệ đến phân bố nội lực cọc trong móng cọc của trụ cầu / TS. Lê Bá Khánh, KS. Trần Như Trọng // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 15-23 .- 624
Khảo sát ảnh hưởng chiều dày bệ cọc đến phân bố nội lực đầu cọc trong móng cọc. Kết cấu trụ cầu được mô hình hóa bằng phần tử khối 3D. Bài báo áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của trụ cầu.
47 Thí nghiệm ly tâm cho phá hoại trong của cọc đất trộn sâu gia cường bằng lớp trộn nông / NCS. Nguyễn Tăng Thanh Bình, TS. GS. Tomohide Takeyama, TS. PGS. Masaki Kitazume // Xây dựng .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 155-160 .- 624
Tập trung vào khảo sát cơ chế phá hoại của nhóm cọc khi có và không có lớp trộn nông gia cường.
48 Sử dụng mô hình Hyperbolic đơn giản nghiên cứu ứng xử của cọc đơn chịu tải trọng thẳng đứng / ThS. Trương Hồng Minh, TS. Nguyễn Thế Dương // Khoa học Công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 60-66 .- 624
Trình bày mô hình Hyperbolic đơn giản dự báo ứng xử của cọc đơn trong nền đồng nhất dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng được đề xuất bởi Qian-qing Zhang. Mô hình này được các tác giả mở rộng cho trường hợp cọc bê tông cốt thép thi công bằng phương pháp dịch chuyển trong nền nhiều lớp.
49 Phân tích động lực học kết cấu thép 9 tầng xét đến tương tác giữa kết cấu và móng cọc chịu tải trọng động đất / Đặng Văn Út, Phạm Nhân Hòa, Chu Quốc Thắng // Xây dựng .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 72-78 .- 624
Trình bày mô hình tính toán để tìm đáp ứng kết cấu nhiều tầng sử dụng móng cọc chịu tải trọng động đất có xét đến tương tác đất nền (SSI). Các phương pháp tính toán độ cứng động lực học của móng cọc trên một lớp đất hoặc nhiều lớp đất cũng được trình bày. Phần ví dụ tính toán số nêu ra trong bài báo là ví dụ mẫu về kết cấu thép 9 tầng chịu tải trọng động đất ElCentro nhằm so sánh đáp ứng động lực học kết cấu khi có và không có xét đến tương tác đất nền. Cuối cùng, các kết luận được rút ra ở cuối bài báo về sự khác nhau giữa hai mô hình nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các kỹ sư thiết kế cho công trình chống động đất.
50 Phân tích ứng xử động tấm mindlin trên nền đàn nhớt chịu tải trọng điều hòa di động sử dụng phương pháp phần tử chuyển động / ThS. Nguyễn Chí Trung, ThS. Võ Hoàng Nhi, PGS. TS. Lương Văn Hải, Cao Tấn Ngọc Thân // Xây dựng .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 111-117 .- 624
Trong bài báo này, phương pháp phần tử chuyển động được sử dụng để phân tích ứng xử động của kết cấu tấm Mindlin trên nền đàn nhớt chịu tải trọng điều hòa di động. Các ví dụ số liên quan đến ứng xử động lực học của kết cấu tấm được triển khai. Trong đó bao gồm phân tích ảnh hưởng của các đại lượng quan trọng đến hình dáng biến dạng và chuyển vị lớn nhất của tấm như độ cản nền, vận tốc của tải trọng điều hòa, sự lệch pha và khoảng cách giữa các tải trọng điều hòa…