CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chất lượng Cọc
21 Phân tích sức chịu tải của cọc trong nền cát khu vực ven biển Bình Định có xét hóa lỏng do động đất / Hứa Thành Thân, Nguyễn Ngọc Phúc, Trần Thị Thanh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 161-165 .- 624
Tính toán khả năng kháng lỏng cho nền cát có xét đến ảnh hưởng tiềm năng hóa lỏng do động đất theo phương pháp Benouar. Từ đó, tính toán sức chịu tải của cọc theo các phương pháp có xét đến hóa lỏng cho các cấp động đất. Giá trị trung bình của sức chịu tải dọc trục của cọc thì phương pháp JRA cho giá trị lớn nhất và phương pháp Rollins cho giá trị nhỏ nhất. Giá trị chỉ số độ tin cậy trung bình Bg theo phương pháp Muhanthan phù hợp với đề nghị của phương pháp Barker cho các cấp động đất (M = 6.5 và M = 8.0).
22 Nghiên cứu đặc điểm công nghệ cọc Press-in và ứng dụng trong xử lý sự cố công trình hạ tầng giao thông thủy lợi / ThS. Phạm Thị Loan, TS. Nguyễn Hồng Phong // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 93-97 .- 624
Nghiên cứu phương pháp gia cố cọc, nghiên cứu đặc điểm công nghệ của phương pháp Press-in, các dạng Press-in và đề xuất phạm vi ứng dụng trong xử lý sự cố công trình hạ tầng giao thông thủy lợi tại Việt Nam.
23 Mô hình tương tác cọc – đất phi tuyến / Nguyễn Ngọc Thắng // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 75-77 .- 624
Phân tích bài toán cọc chịu tải trọng ngang dựa trên cơ sở lý thuyết “đường cong p-y” để mô phỏng tương tác cọc – đất; trong đó phần tử cọc được mô hình như một dầm liên tục đặt trên nền đàn hồi.
24 Đánh giá chất lượng khai thác máy đóng cọc hộ lan đường ô tô ở Việt Nam và một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung khi thiết kế máy / PGS. TS. Nguyễn Bính, ThS. Nguyễn Anh Ngọc // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 87-91 .- 624
Trình bày hai nội dung liên quan đến tình hình khai thác máy đóng cọc hộ lan ở Việt Nam và ba trạng thái làm việc của máy cần nghiên cứu bổ sung khi thanh toán, làm cơ sở cho việc thiết kế máy được đầy đủ hơn, phù hợp hơn với thực tế vận hành máy ở công trường.
25 Nghiên cứu ảnh hưởng ma sát âm theo thời gian đến sức chịu tải của cọc đơn trên nền đất yếu tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Chung Tất Niên // Xây dựng .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 119-123 .- 624
Phân tích tính toán cường độ ma sát âm trong cọc đơn và ảnh hưởng của nó theo thời gian cố kết đất nền. Đề xuất quy trình tính toán đường trung hòa, cường độ ma sát âm và độ lún đầu cọc. Cường độ ma sát âm giảm xuống khi gia tăng tải trọng thiết kế đầu cọc và độ cố kết của đất nền đến thời điểm kết thúc xây dựng. Do ảnh hưởng của ma sát âm, với 35% sức chịu tải cực hạn, lực nén lớn nhất có thể gấp từ 1.6 đến 2.2 lần lực nén đầu cọc với tỷ lệ huy động sức chống mũi đạt gần 100% gây nguy hiểm cho sức chịu tải cọc.
26 Ảnh hưởng của chiều dày bè đến ứng xử của hệ khung – bè cọc và đất nền / Lê Bá Vinh, Nguyễn Văn Nhân // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 3-7 .- 624
Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dày bè đến độ lún lệch giữa các chân cột, nội lực trong khung bên trên, bè và các cọc trong tương tác của hệ kết cấu – mòng bè cọc – đất nền.
27 Sử dụng giải pháp cọc đất vôi – xi măng để gia cố nền đất yếu dưới công trình đường khu vực Quận 2 – Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Ngọc Tân // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 232-236 .- 624
Đưa ra giải pháp tính toán ổn định bằng giải tích và Plaxis để từ đó kiến nghị việc sử dụng cọc đất xi măng để gia cố nền đất yếu dưới công trình đường khu vực Quận 2 – Thành phố Hồ Chí Minh.
28 So sánh sức chịu tải cực hạn của cọc ly tâm ứng suất trước dựa trên kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc và công thức lý thuyết dựa trên kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc và công thức lý thuyết áp dụng cho nền đất khu Nam Sài Gòn / Mai Nhật Sang, Trương Quang Thành // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 104-108 .- 624
Sức chịu tải cực hạn của cọc ly tâm ứng suất trước làm móng công trình xây dựng ở khu Nam Sài Gòn được nghiên cứu trong bài báo này. Các phân tích tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc dựa trên công thức trong tiêu chuẩn TCXD205-1998 và TCVN 10304-2014. Kết quả tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức lý thuyết có so sánh với số liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường.
29 Phân tích động lực học không gian với móng cọc trên nền đất không đồng nhất / Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Nhân Hòa, Chu Quốc Thắng // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 134-138 .- 624
Trình bày mô hình tính toán và phân tích đáp ứng kết cấu khung không gian sử dụng móng cọc chịu tải trọng động đất có xét đến tương tác đất nền (SSI). Độ cứng động lực học của móng cọc với các phương án bố trí cọc và đặc trưng động lực học của đất nền cũng được trình bày. Phần ví dụ tính toán số nêu ra trong bài báo là kết cấu khung không gian bằng thép 9 tầng chịu tải trọng động đất ElCentro nhằm so sánh sự khác biệt giữa mô hình SSI với 4 trường hợp từ đất yếu đến đất cứng và mô hình xem chân cột là ngàm (FBB). Sự khác nhau này sẽ cung cấp các kiến nghị hữu ích cho các kỹ sư thiết kế công trình.
30 Ảnh hưởng của loại đất đắp và góc nghiêng của mái đất đến chuyển vị ngang và mô men uốn lớn nhất trong cọc làm móng công trình tường chắn đất / Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trương Quang Thành // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 156-161 .- 624
Nghiên cứu giá trị mô men uốn lớn nhất trong cọc và chuyển vị ngang của đầu cọc làm móng công trình tường chắn đất.