CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chất lượng Cọc
31 Mô hình giàn ảo cải tiến trong thiết kế đài cọc / Đào Ngọc Thế Lực, Trương Quang Hải, Nguyễn Hữu Diệu // Xây dựng .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 157-160 .- 624
Đề xuất một mô hình giàn ảo cải tiến phản ánh đúng sự làm việc thật của kết cấu đài cọc.
32 Nghiên cứu thực nghiệm về hệ số nhóm cọc trong đất cát, đất sét và đất hỗn hợp cát – sét trên mô hình vật lý / Nguyễn Sỹ Hùng, Phạm Quốc Minh, Dương Hồng Thấm // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 56-64 .- 624
Trong bài báo này, tác giả sử dụng một mô hình thực nghiệm thu nhỏ để thí nghiệm nén tĩnh trên cọc đơn và nhóm cọc nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với hệ số nhóm.
33 Nghiên cứu tương tác cọc đơn và nền chịu tác dụng của tải trọng lặp dọc trục / ThS. Nguyễn Thanh Sang, TS. Trần Nam Hưng, ThS. Nguyễn Trưởng Toán // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 26-32 .- 624
Phân tích tương tác của cọc đơn trong nền biến dạng khi chịu tải trọng dạng lặp tĩnh hàm điều hòa hình Sin, từ đó đánh giá và rút ra những kết luận, đề xuất kiến nghị một cách khách quan, khoa học đối với sự làm việc của cọc đơn trong nền đất khi chịu tải trọng lặp tĩnh.
34 Phân tích sự khác nhau về tính toán sức chịu tải của cọc đơn theo đất nền giữa cọc đóng và cọc khoan nhồi theo 22TCN 272-05 / PGS. TS. Phạm Văn Thoan // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 34-40 .- 624
Trình bày khái niệm, cơ sở lý thuyết tính toán sức chịu tải theo đất nền của cọc đóng và cọc khoan nhồi. Từ đó, tác giả phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các phương pháp tính, thực hiện các ví dụ minh họa cho hai loại cọc trên và đưa ra kết luận, khuyến cáo cho người làm công tác thiết kế.
35 Nghiên cứu thực nghiệm đặc trưng phản xạ sóng của đê bản nghiêng trên nền cọc / ThS. Đỗ Minh Đạt // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 89-92 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm tương tác giữa sóng và công trình làm cơ sở phân tích đánh giá đặc trưng sóng phản xạ.
36 Phân tích sự làm việc kháng chấn của kết cấu bến bệ cọc lai ghép trọng lực / TS. Nguyễn Thành Trung // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 13-19 .- 624
Trong nghiên cứu này, mô hình số 2D sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng để mô phỏng ba dạng kết cấu bến là kết cấu bệ cọc lai ghép trọng lực, thùng chìm và bệ cọc điển hình.
37 Phân tích ứng dụng của kết cấu bệ cọc lai ghép trọng lực trong công trình bến cảng nước sâu ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thành Trung // Cầu đường Việt Nam .- 2017 .- Số 09 .- Tr. 62-67 .- 624
Nghiên cứu ứng dụng kết cấu bệ cọc lai ghép trọng lực cho bến cảng nước sâu trong điều kiện Việt Nam, nhằm giúp nhà tư vấn thiết kế có thêm sự lựa chọn giải pháp kết cấu có tối ưu về kinh tế kỹ thuật cho các công trình bến cảng nước sâu.
38 Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách giữa các cọc đến ứng xử của nền đắp trên nền đất yếu có sử dụng cọc bê tông cốt thép kết hợp vải địa kỹ thuật / Lương Nguyễn Hoàng Phương, Phan Trần Thanh Trúc, Lê Bá Khánh // Cầu đường Việt Nam .- 2017 .- Số 09 .- Tr. 74-78 .- 624
Giới thiệu một mô hình số dựa vào phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) được sử dụng để phân tích ứng xử đến ứng xử của nền đắp lên nền đất yếu có sử dụng cọc bê tông cốt thép kết hợp vải địa kỹ thuật (GRPE). Cả hai phương pháp số 2D và 3D với phần mềm Plaxis 2D và 3D Tunnel đều được sử dụng để phân tích ứng xử của khối GRPE cả trong và sau khi xây dựng. Ảnh hưởng khoảng cách giữa các cọc tới ứng xử của khối GRPE đặc trưng bởi độ lún lớn nhất, độ lún lệch sẽ được thảo luận trong nghiên cứu này.
39 Nghiên cứu sử dụng cọc CFA trong điều kiện địa chất thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Văn Dương, TS. Trần Vũ Trụ // Xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 106-113 .- 624
Đề cập đến hai vấn đề chính: đầu tiên đề xuất xây dựng bản đồ phân bố khả năng ứng dụng cọc CFA trong khu vực địa chất thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các phân tích địa chất của các dự án trong khu vực nghiên cứu. Tiếp đó nghiên cứu và chế tạo thiết bị khoan cọc CFA nhằm phục vụ cho công tác thực nghiệm.
40 Phân tích, đánh giá một số phương pháp xác định sức chịu tải của cọc theo nền đất / KS. Đỗ Anh Đô // Giao thông Vận tải .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 86-91 .- 624
Nghiên cứu và áp dụng bốn phương pháp khác nhau (theo TCVN 10304, API 2002, OCDI 2002 và công thức Schmertmann) vào tính toán sức chịu tải của cọc cho cảng Sao Mai – Bến Đình, sau đó sử dụng phương pháp xác suất thống kê và lý thuyết độ tin cậy để phân tích và so sánh các kết quả tính toán với số liệu thực đo.