CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
271 Phát triển bền vững ở Việt Nam và gợi mở hai mô hình chính sách / Nguyễn Thị Việt Nga // Tài chính .- 2019 .- Số 717 .- Tr. 5 – 9 .- 332
Bài viết khái quát về phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu hai mô hình chính sách phát triển bền vững đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ứng dụng thành công. Qua đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam tham khảo, nghiên cứu ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế trong nước.
272 Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu : sau 2 năm nhìn lại / Bùi Nhật Quang, Hà huy Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 496 .- Tr. 3-12 .- 330
Bài viết sử dụng các phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu, phân tích, thống kê, mô tả và thu thập số liệu từu các bộ, ngành liên quan từ năm 2012 đến nay để phân tích bối acnhr ra đời của Nghị quyết cũng như quá trình triển khai thực hiện, từ đó phân tích những hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết.
273 Cách thức lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở Trung Quốc / Hoàng Thế Anh, Nguyễn Thị Thanh Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 62 - 71 .- 327
Trình bày các nội dung về: 1. Tham chiếu các tổ chức quốc tế, kết hợp với đặc thù Trung Quốc để lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững; 2. Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững và 3. Đề ra mục tiêu phát triển xanh và xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển xanh.
274 Trái phiếu xanh cho phát triển bền vững : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Lê Thanh Tâm, Trần Thị Thúy An // Ngân hàng .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 127-134 .- 332.1
Giới thiệu trái phiếu xanh; phát triển bền vững, trái phiếu xanh và sự cần thiết của trái phiếu xanh cho phát triển bền vững; kinh nghiệm quốc tế về trái phiếu xanh; triển vọng trái phiếu xanh tại Việt nam và những vấn đề còn hạn chế; bài học kinh nghiệm cho VN để phát triển thị trường trái phiếu xanh vì mục tiêu phát triển bền vững.
275 Tác động kinh tế của cánh đồng mẫu lớn: Áp dụng mô hình khác biệt kép bậc hai / Trần Thị Bích // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 269 .- Tr. 42-50 .- 330
Tăng năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập và phát triển nông thôn đồng thời đảm bảo môi trường và hệ sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề sống còn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc áp dụng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn nhằm đáp ứng mục tiêu này. Sử dụng dữ liệu mảng ba vòng từ điều tra mức sống dân cư năm 2010, 2012 và 2014, bài nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của mô hình cánh đồng mẫu lớn trong lĩnh vực trồng lúa của Việt Nam. Để xử lý vấn đề nội sinh, tự chọn mẫu và năng lực thay đổi theo thời gian ở cấp hộ, bài nghiên cứu sử dụng mô hình khác biệt kép bậc 2 (Double Difference-in-Differences estimator). Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, cánh đồng mẫu lớn chỉ thực sự đem lại lợi ích cho các nông hộ khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
276 Lợi ích từ áp dụng chứng chỉ rừng bền vững FSC: Trường hợp nghiên cứu ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế / Trần Đoàn Thanh Thanh, Nguyễn Đức Kiên, Trần Văn Hòa // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 269 .- Tr. 63-71 .- 658
Phát triển trồng rừng sản xuất theo hướng có chứng chỉ bền vững FSC là một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp và bền vững. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, về mặt kinh tế rừng trồng có chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rừng trồng không có chứng chỉ FSC. Về mặt xã hội và môi trường, thực hiện 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí của FSC giúp nhóm hộ đóng góp tích cực cho xã hội và quản lý rừng bền vững. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra những khó khăn chính cản trở mở rộng áp dụng FSC như 1) năng lực sản xuất của hộ thấp; 2) chu kỳ trồng rừng dài; 3) khó khăn về giống cây trồng đạt chuẩn; 4) liên kết yếu giữa doanh nghiệp và người sản xuất; 5) khung pháp lý chưa hoàn thiện cho phát triển và quản lý rừng có chứng chỉ.
277 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Bộ / Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Thành Long // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 120-125 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc lập và trình bày báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Bộ. Qua nghiên cứu, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, với kỹ thuật phân tích bao gồm thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, hồi quy tuyến tính, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết lập và trình bày báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Bộ chịu tác động bởi các nhân tố Quy mô doanh nghiệp; Cơ hội tăng trưởng; Đòn bẩy; Ngành nghề hoạt động. Cuối cùng nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thiết lập và trình bày báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất khu vực Đông Nam Bộ.
278 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bên vững các làng nghề tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định / Mai Thị Lụa // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 224-227 .- 658
Trong quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam, lịch sử ghi lại có rất nhiều làng nghề đã xuất hiện từ hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm và vẫn còn nổi tiếng tới ngày nay. Mỗi làng nghề lại mang những nét rất riêng biệt và có giá trị rất to lớn, đặc biệt là giá trị văn hóa góp phần vào sự trường tồn của dân tộc. Không những thế, việc duy trì và phát triển làng nghề còn có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Nam Định được coi là mảnh đất giàu truyền thống, đặc biệt huyện Hải Hậu là vùng đất đa nghề. Các làng nghề ở Hải Hậu đã tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống cộng đồng làng xã. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực mà làng nghề mang lại cho kinh tế, xã hội của huyện thì vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục kịp thời để đưa làng nghề của huyện phát triển bền vững hơn nữa.
279 Nghiên cứu về phát triển bền vững - Thực trạng tại Việt Nam / Lương Xuân Minh, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 145-150 .- 658
Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới nhưng là chủ đề chưa bao giờ cũ, đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay. Vấn đề tăng trưởng ảnh hưởng đến môi trường nói chung và chất lượng cuộc sống nói riêng đang là vấn đề không chỉ của thế giới mà đó là vấn đề của từng quốc gia. Vì vậy, bài viết tập trung vào việc nghiên cứu khái niệm "phát triển bền vững” theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bài viết cũng nghiến cứu thực trạng phát triển bền vững tại Việt Nam qua đánh giá của thế giới, từ đó cho chúng ta thây cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và mục tiêu phát triển sắp tới.
280 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thành Long, Phạm Ngọc Toàn // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 318-323 .- 658
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định hệ số độ tin cậy thang đo với Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: Hiệu quả bán hàng; Các doanh nghiệp cùng ngành; Quy định pháp lý; Nhu cầu thông tin của các bên có liên quan; Áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.