CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
251 Mối quan hệ tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững / Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 47 - 56 .- 330
Bài viết tổng hợp nhiều quan điểm nhìn nhận và phân tích sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Kết quả cho thấy rằng các khái niệm này có nội hàm khác nhau và không nên dùng thay thế cho nhau. Từ đó, bài viết đưa ra một cách hiểu rõ ràng về mối quan hệ giữa các thuật ngữ này và sự thống nhất của chúng với phát triển bền vững.
252 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 / Trần Trọng Nguyên, Đặng Thùy Nhung, Hoàng Thị Minh Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 503 .- Tr. 60-71 .- 658
Phân tích thực trạng cơ cấu cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020, kết quả cho thấy, cơ cấu cấu kinh tế ngành của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa bền vững, từ đó nghiên cứu đề xuất mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng phát triển bền vững và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương đến năm 2025.
253 Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua đổi mới sáng tạo : kinh nghiệm của hãng Hàng không Singapore và bài học cho Việt Nam / Đỗ Hoàng Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 4-6 .- 658
Bài viết phần tích các chính sách đổi mới sáng tạo tại hãng Hàng không Singapore (SIA), một trường hợp điển hình trong việc tạo lập lợi thế cạnh hanh bền vững để dẫn đầu thị trường toàn cầu. Thông qua nghiên cứu trường hợp của SIA, có thể nhận ra rằng lợi thế cạnh tranh bền vững tới từ việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ khác biệt, sáng tạo đồng thời duy trì hiệu quả trong kinh doanh. Nghiên cứu thông qua đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho ngành hàng không của Việt Nam, đồng thời nêu ra một số gợi ý cho các nhà làm chính sách nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước.
254 Chuyển đổi xanh chi sự phát triển bền vững ở Ấn Độ / Nguyễn Văn Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 12(97) .- Tr. 11-18 .- 327
Phân tích các chính sách chính, cơ bản tạo nên khung chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát thải khí nhà kính, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm xanh được nêu trên.
255 Mô hình kinh tế tuần hoàn: Định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam / Mai Thị Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngân // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 203 .- Tr. 52-57 .- 330
Bài viết làm rõ mối liên hệ giữa mục tiêu phát triển bền vững với mô hình kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt là phân tích những biểu hiện mô hình này trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhờ vào việc phân tích thực trạng những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển mô hình kinh tế này, bài viết đề xuất một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả mô hình này, hướng đến sự phát triển bền vững.
256 Thành phố thông minh: xu hướng tất yếu đảm bảo cho phát triển bền vững và một số đề xuất đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 4-6 .- 658
Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia đã triển khai việc xây dựng thành phố thông minh với ứng dụng các thành tựu công nghệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người và bảo vệ môi trường. Bài báo đã trình bày thực tiễn xây dựng thành phố thông minh trên thế giới và những kết quả đạt được đã chứng minh xu thế này đáp ứng yêu cầu phát triển của các quốc gia trước những thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay.
257 Kiến tạo tăng trưởng bao trùm nhằm đảm bảo phát triển bền vững của Việt Nam / Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 567 .- Tr. 7-9 .- 330
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về tăng trưởng và giảm nghèo với gần 30 triệu người thoát nghèo. Trên thực tế, mô hình này có thể dẫn tới sự gia tăng về bất bình đẳng thu thập, từ đó làm giảm tác động tích cực tới giảm nghèo và do đó lại dẫn tới giảm tốc độ tăng trưởng.
258 Thu hút FDI cường độ các-bon thấp cho phát triển kinh tế ở Việt Nam / Đào Thị Thúy Hường // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 72-75 .- 332.1
Đề cập đến thực trạng thu hút FDI cho phát triển kinh tế Các-bon thấp (LCF) ở Việt Nam và một số khuyến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thu hút LCF vào Việt Nam.
259 Thực trạng phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng / Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đỗ Thị Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 546 .- Tr. 16-18 .- 330
Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và một giải pháp nhằm phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
260 Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Bùi Quang Trung, Phạm Hữu Năm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 731 .- Tr. 11 - 13 .- 657
Bài viết khái quát về vai trò, thực trạng phát triển của nền kinh tế tuần hoàn đối với phát triển kinh tế xã hội, qua đó gợi mở một số đề xuất phát triển mô hình này.