CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
281 Nghiên cứu về phát triển bền vững - Thực trạng tại Việt Nam / Lương Xuân Minh, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 145-150 .- 658
Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới nhưng là chủ đề chưa bao giờ cũ, đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay. Vấn đề tăng trưởng ảnh hưởng đến môi trường nói chung và chất lượng cuộc sống nói riêng đang là vấn đề không chỉ của thế giới mà đó là vấn đề của từng quốc gia. Vì vậy, bài viết tập trung vào việc nghiên cứu khái niệm "phát triển bền vững” theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bài viết cũng nghiến cứu thực trạng phát triển bền vững tại Việt Nam qua đánh giá của thế giới, từ đó cho chúng ta thây cái nhìn tổng thể về nền kinh tế và mục tiêu phát triển sắp tới.
282 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thành Long, Phạm Ngọc Toàn // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 318-323 .- 658
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định hệ số độ tin cậy thang đo với Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: Hiệu quả bán hàng; Các doanh nghiệp cùng ngành; Quy định pháp lý; Nhu cầu thông tin của các bên có liên quan; Áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin phát triển bền vững tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
283 Phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và giải pháp / Tô Hiến Thà, Nguyễn Hữu Tiệp // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 37-42 .- 658
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam là vùng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong thời gian qua, công nghiệp trong Vùng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế, vai trò động lực của Vùng và quan điểm phát triển bền vững thì những kết quả trên còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bài viết phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo cho ngành Công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển bền vững.
284 Giải pháp khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại làng Chăm Châu Phong, tỉnh An Giang / Nguyễn Vũ Thùy Chi // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 184-189 .- 658
Văn hóa là chìa khóa, là then chốt cho du lịch phát triển bền vững. Việc khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa. Vì vậy, bài viết mô tả thực trạng khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại làng Chăm Châu Phong, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở làng Chăm Châu Phong và cộng đồng Chăm ở tỉnh An Giang.
285 Nghề truyền thống - Giải pháp xóa đói giám nghèo, hướng đến phát triển kinh tế bền vững cùa tỉnh Sơn La / Nguyễn Trung Kiên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 92-98 .- 330
Các ngành nghề thủ công truyền thông trên địa bàn tỉnh Sơn La mặc dù có nhiều tiềm năng to lớn nhưng xét ở nhiều mặt thì hoạt động kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thông tỉnh Sơn La còn nhiều bất cập, tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Theo đó, sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền, vai trò của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Trong khi đó, các nguồn lực doanh nghiệp như: chiến lực, nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, tổ chức... đều còn thiếu và yếu, hoạt động liên kết với các doanh nghiệp du lịch chưa thực sự hiệu quả.
286 Phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế bền vững / Trịnh Việt Tiến // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 94-99 .- 658
Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới... Bài viết dưới đây sẽ phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế bền vững.
287 Xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo hiện nay / Nguyễn Hồng Thu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 19(532) .- Tr. 35-39 .- 332.1
Năng lượng tái tạo, đầu tư, phát triển bền vững năng lượng tái tạo trên thế giưới cũng như xu hướng đầu tư vào năng lượng tái tạo, đồng thời rút ra một số hàm ý đối với Việt Nam.
288 Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam / Đỗ Hải Hoàn // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 38-50 .- 658
Trên thế giới mô hình doanh nghiệp xã hội đã chứng minh được vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và công bằng xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội mới bắt đầu được hình thành nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Một số cơ quan/tổ chức nhà nước và tư nhân tham gia hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội và tạo ra những hoạt động thiết thực nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế và vấp phải nhiều khó khăn thách thức. Bài viết này là kết quả nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay với năm cấu phần cơ bản là: chính sách - pháp lý, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ trung gian, đào tạo - nghiên cứu và truyền thông. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
289 Giải pháp phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản / Nguyễn Châu Thoại, Lê Thị Xoan // Tài chính doanh nghiệp .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 19-21 .- 658
Tổng quan về ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn; một số gợi ý chính sách.
290 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch / Mai Anh Vũ, Trần Thị Thúy Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 547 .- Tr. 84-86 .- 910
Phát triển bền vững và Phát triển bền vững du lịch; Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch; Kết luận.