CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
291 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách phát triển bền vững từ thực tiễn ở Trung Quốc / Bùi Xuân Phái // Luật học .- 2016 .- Số 5 (191) tháng 5 .- Tr. 90-96 .- 330.124

Trình bày một số thành tựu đồng thời phân tích các hệ quả của chương trình " tăng trưởng nóng" của nền kinh tế Trung Quốc về xã hội và môi trường do xây dựng chính sách không xuất phát từ các yêu cầu của phát triển bền vững, qua đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam và các nước đang phát triển có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển bền vững của mình.

293 Một số giải pháp phát triển công nghiệp bền vững cho tỉnh Quảng Nam / Ngô Anh Tuấn // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 458 .- Tr. 7 – 9 .- 658

Bài viết đánh giá tình hình thực trạng phát triển công nghiệp và đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

294 Môi trường đầu tư ở Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững / Nguyễn Xuân Thiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 451 tháng 12 .- Tr. 3-12 .- 332.63

Bài viết trả lời các câu hỏi về môi trường đầu tư ở Việt Nam: những nhân tố nào ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI ở Việt nam trong thời gian qua? Đâu là nhân tố nổi trội được đánh giá cao và hạn chế tới thu hút FDI ở Việt Nam.

295 Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay / Hà Văn Sự // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 20-27 .- 382.47

Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những bất cập của thực trạng và qua đó chỉ ra một số định hướng chính sách từ phía Nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.

296 Tính bền vững trong sự phát triển của vùng Tây Nguyên / Lê Cao Đoàn // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 4 (7)/2014 .- Tr. 21-28 .- 330

Bài báo là một trong những kết quả nghiên cứu của Đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” trong Chương trình Tây Nguyên 3. Từ việc phân tích quá trình khai thác tài nguyên ở Tây Nguyên một cách không bền vững, bài báo đã nhấn mạnh cần phải thay đổi quan điểm và nhìn nhận lại giá trị đích thực của Tây Nguyên: đó là tài nguyên sinh thái của Tây Nguyên. Do đó cần phải có các chính sách duy trì, phát triển vào bảo vệ thì mới lấy lại được sự phát triển bền vững cho Tây Nguyên trong thời gian tới.

297 Quan điểm về phát triển bền vững, xây dựng bền vững trên thế giới và ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thế Quân // Xây dựng .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 93-95 .- 624

Xây dựng bền vững được coi là ngành xây dựng thực hiện các hoạt động của mình theo định hướng phát triển bền vững. Do có các đặc điểm khác nhau, các quốc gia thuộc hai nhóm phát triển và đang phát triển có những cách tiếp cận khác nhau về phát triển bền vững. Bài báo khảo sát và so sánh quan điểm về phát triển bền vững, xây dựng bền vững trên thế giới và ở Việt Nam.

298 Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay / Vũ Danh Định // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 07/2014 .- Tr. 61-66 .- 330

Trình bày các giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, các công cụ cần được sử dụng trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các bước thực hiện.

299 Thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên – Những kết quả nghiên cứu bước đầu / PGS. TS. Hà Huy Thành // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 2 (5)/2014 .- Tr. 10-17. .- 300

Bài viết là những kết quả bước đầu của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển vững vùng Tây Nguyên”.

300 Các phương pháp phát triển bền vững thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên / Đoàn Tranh // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 244 - 254 .- 333.91

Trình bày những vấn đề về phát triển thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên; Xu hướng phát triển của thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên; Các giải pháp đảm bảo phát triển thủy điện bền vững.